Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Thông Tâm Mạch - Dự Phòng Biến Chứng Tim Mạch

Ngày đăng: 01-03-2014 08:24:14  |   Xem các bài viết của admin »
Thông Tâm Mạch - là thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương. Đây là phương thuốc mới giúp dự phòng biến chứng tim mạch hiệu quả. Đâu là những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tim mạch? Bạn và người thân vừa phát hiện bị mắc bệnh tim mạch, giờ đây phải phòng ngừa các di chứng như thế nào? Thường xuyên bị các triệu chứng như: đau ngực, lo âu, khó thở .... mà chưa đến mức cần phải đi Bệnh viền thì phải làm gì?... Những vấn đề trên và những thắc mắc về bệnh tim mạch, căn bệnh đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta. THÔNG TÂM MẠCH sẽ giúp các bạn bỏ qua những thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch.

THÀNH PHẦN: Mỗi viên có chứa:

Đan sâm (Radix Salviae): 1500mg

Ích mẫu (Herba Leonuri): 1500 mg

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis): 1500mg

CÔNG DỤNG: 

- Tăng cường lưu thông máu trong lòng mạch, phòng chống kết tập tiểu cầu, dự phòng một số biến chứng tim mạch, tăng cường khả năng bền của hồng cầu, hỗ trợ cho người mắc bệnh về tim mạch.

- Hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị chứng: hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Người mắc bệnh tim mạch

- Người bị hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Ngày dùng 6 - 8 viên, chia 2 lần uống với nước.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

SẢN XUẤT BỞI: Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương - 102 Chi Lăng, P. Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương

NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH TM-DV-TM Tân Khải Hoàn - 362/7 Phan

Huy Ích, P. 12, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: 08.62.62.55.99 - 0972.00.55.66

BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng mặt trời.

Để xa tầm tay trẻ em.

THỜI HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC THÀNH PHẦN THUỐC

1. ĐAN SÂM

Đan sâm (Tên tiếng Hán:丹参, tên quốc tế: Salvia miltiorrhiza) Đan sâm còn có các tên khác như: Huyết sâm, xích sâm, huyết căn… là một loài thực vật sống lâu năm trong chi Salvia, được đánh giá cao do rễ của nó được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa[1]. Là loài bản địa của cả Trung Quốc và Nhật Bản, nó sinh sống tại các khu vực có độ cao từ 90 tới 1.200 m trên mực nước biển, ưa các môi trường nhiều cỏ trong rừng, sườn núi, dọc các bờ suối. Vỏ ngoài của rễ cái có màu đỏ, là phần được sử dụng trong y học. Phần tên gọi cho loài miltiorrhiza có nghĩa là "nước màu đỏ chiết ra từ rễ"[2].
Thành phần hoạt hóa của Đan sâm có thể chia ra thành các chất hòa tan trong nước và các chất hòa tan trong mỡ[3].
• Các chất hòa tan trong nước: axit caffeic và các hợp chất phenolic liên quan như axit protocatechuic, axit lithospermic B, axit rosmarinic, axit 3,4-dihydrophenyllactic, protocatechualdehyde[3] v.v
• Các chất hòa tan trong mỡ: Các tanshinon (các quinon diterpenoit như dihydrotanshinon I, cryptotanshinon, tanshinon I, tanshinon II)[4], là các chất tạo ra màu nâu đỏ của rễ[3].

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, Đan sâm từng được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số chứng bệnh liên quan tới tim mạch và đột quỵ[3][5][6]. Các kết quả từ nghiên cứu lâm sàng trên người và động vật cũng hỗ trợ cho việc sử dụng Đan sâm vào các mục đích này ở một mức độ nhất định do Đan sâm có khả năng làm giảm vón cục máu theo ít nhất là 2 cách. Thứ nhất: nó hạn chế độ dính của các thành phần máu gọi là tiểu huyết cầu. Thứ hai:  nó làm giảm việc tạo ra các tơ huyết (fibrin), các sợi protein có khả năng bắt giữ các tế bào máu để tạo ra các cục nghẽn. Cả hai tác động này giúp cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, các hóa chất có trong Đan sâm có thể nới lỏng[7] và giãn nở các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu gần tim. Trong các nghiên cứu trên động vật, các hóa chất trong Đan sâm cũng cho thấy tác dụng bảo vệ các lớp lót bên trong của các động mạch, giảm khả năng bị thương tổn của chúng. Một số nghiên cứu khác lại gợi ý rằng Đan sâm có tiềm năng làm tăng lực đẩy của nhịp tim và làm giảm nhịp tim ở mức độ vừa. Các tác động này có tiềm năng cải thiện các chức năng tim và giúp cho việc phục hồi chức năng sau đột quỵ tim.

Trong nghiên cứu trên động vật, Đan sâm cản trở sự phát triển của xơ hóa gan - sự hình thành của các sợi dạng sẹo trong gan[5]. Do các sợi không chức năng này chèn lấn các mô hoạt động của gan, nên của các chất có tiềm năng gây xơ hóa gan sẽ có thể giảm xuống và như thế cũng làm giảm rủi ro bị tổn thương do chúng gây ra[5]. Các kết quả từ một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng Đan sâm cũng có thể bảo vệ các mô thận khỏi thương tổn do bệnh đái đường gây ra. Tại Trung Quốc, Đan sâm được nghiên cứu trong điều trị bệnh tụy cấp tính, tổn thương trong và các viêm nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra từ tuyến tụy.

Gần đây, các kết quả sơ bộ từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng Đan sâm có thể có tác động hoạt hóa chống lại các tế bào ung thư[8] ở người cũng như HIV (virus gây ra AIDS)[3]. Đan sâm có thể ngăn chặn sự lan truyền của một vài kiểu tế bào ung thư khác nhau bằng cách ngăn chặn sự phân bào và làm cho các tế bào ung thư bị phân hủy. Đối với HIV, các hóa chất có trong Đan sâm có thể ngăn chặn sự hoạt động của một enzym là HIV-1 integraza, là enzym mà virus cần để nhân bản. Chưa có thử nghiệm nào trên người được thực hiện cho các tính năng này của Đan sâm.

Theo Giáo sư Đoàn Thị Nhu (Nguyên viện trưởng Viện dược liệu) Đan sâm qua nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rễ Đan sâm có tác dụng trên rối loạn vi tuần hoàn, làm giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn. Một dẫn chất từ hoạt chất tanshinon của Đan sâm làm giảm kích thước của nhồi máu cơ tim cấp tính thực nghiệm. Thử nghiệm lâm sàng trên người có bệnh mạch vành tim chứng tỏ chất trên có tác dụng cải thiện bệnh trên điện tâm đồ cũng như về lâm sàng đối với đau thắt ngực và tức ngực. Chất trên còn có tác dụng ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết gây thực nghiệm.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, trị ứ máu của Đan sâm trong y học cổ truyền với sự chẩn đoán của y học hiện đại về tác dụng điều trị bệnh tim mạch, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn. Đã điều trị cho bệnh nhân thần kinh ngoại biên đái tháo đường với thuốc tiêm bào chế từ Đan sâm và Sinh địa. Sau điều trị, các triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt. Cơ chế có thể do sự cải thiện vi tuần hoàn.
Ngoài ra, Đan sâm còn có tác dụng hạ sốt, chống viêm, làm giảm các biến đổi bệnh lý trong thương tổn gan gây thực nghiệm. Trong thử nghiệm lâm sàng, Đan sâm cũng có tác dụng phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hoá gan.
Đan sâm được dùng chữa bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, tim hồi hộp khó chịu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, các khớp sưng đau, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, chấn thương, sai khớp. Còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung.
Trong y học cổ truyền, Đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau nhói ở ngực và bụng, viêm đau khớp cấp, nhiễm khuẩn da, bồn chồn, mất ngủ, chứng to gan lách, đau thắt ngực[9].

2. ÍCH MẪU
Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại ích mẫu có tác dụng tăng lưu lượng máu động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, ức chế ngưng tập tiểu cầu, làm giảm huyết áp nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp [10][11].

3. BÁ TỬ NHÂN
Tác dụng làm dịu thần kinh, cầm mồ hôi. Bá tử nhân được dùng để trị các chứng hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ[12].

Tài liệu tham khảo
1.  Tan Benny K.-H., Boon-Huat Bay, Yi-Zhun Zhu. 2004. Novel compounds from natural products in the new millennium: potential and challenges. Singapore: World Scientific. Trang 183.
2.  Clebsch, Betsy; Carol D. Barner (2003). The New Book of Salvias. Timber Press. tr. 196–198. ISBN 9780881925609.
3.  a b c d e H Chen, F Chen, Y-L Zhang, J-Y Song, Production of lithospermic acid B and rosmarinic acid in hairy root cultures of Salvia miltiorrhiza, Journal of Industrial Microbiology & Biotechnology, Springer Berlin/Heidelberg, (1999) 22: 133-138, doi:10.1038/sj.jim.2900624
4.  Peng Li; Li Shao-Ping; Yang Feng-Qing; Wang Yi-Tao, Simultaneous determination of four tanshinones in Salvia miltiorrhiza by pressurized liquid extraction and capillary electrochromatography, Journal of separation science, 2007, quyển 30, số 6, tr. 900-905, ISSN 1615-9306
5.  a b c Subhuti Dharmananda, Salvia and the History of Microcirculation Research in China, Institute for Traditional Medicine, Portland, Oregon
6.  Medline plus: Danshen (Salvia miltiorrhiza) tại www.nlm.nih.gov
7.  Francis F.Y. Lam, John H.K. Yeunga, Kam M. Chana, Penelope M.Y. Or, Dihydrotanshinone, a lipophilic component of Salvia miltiorrhiza (danshen), relaxes rat coronary artery by inhibition of calcium channel, Journal of Ethnopharmacology, quyển 119, số 2, 26-9-2008, tr. 318-321, doi:10.1016/j.jep.2008.07.011
8.  Yoosik Yoon, Yeon-Ok Kima, Won-Kyung Jeona, Hee-Juhn Park, Hyun Jea Sung, Tanshinone IIA isolated from Salvia miltiorrhiza BUNGE induced apoptosis in HL60 human premyelocytic leukemia cell line, Journal of Ethnopharmacology, quyển 68, số 1-3, 15-12-1999, tr. 121-127, doi:10.1016/S0378-8741(99)00059-8
9. Đan sâm chữa bệnh tim tăng cường tuần hoàn máu, GS Đoàn Thị  Nhu, Cục quản lý dược Việt nam www.dav.gov.vn
10. Thư viện y khoa Mỹ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22004449
11. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GSTS. Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản y học năm 2011
12. Dược điển Việt Nam IV



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc