Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Nghiên Cứu Về Bệnh Tim Mạch, Đột Quỵ Và Thuốc Thông Tâm Mạch

Ngày đăng: 17-04-2014 10:26:10  |   Xem các bài viết của admin »
Theo WHO: Ước tính có khoảng 17,3 triệu người chết vì các bệnh Tim Mạch trong năm 2008, đại diện cho 30% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Các ca tử vong, ước tính có 7,3 triệu là do bệnh mạch vành và 6,2 triệu là do đột quỵ. Các bệnh Tim Mạch được dự đoán sẽ vẫn là nguyên nhân hàng đầu duy nhất của cái chết.

Cứ 5 người bị chết vì bệnh tim mạch vành thì có 4 người tuổi từ 65 trở lên. Rủi ro bị đột quỵ tăng gấp đôi mỗi mười năm sau tuổi 55.

BỆNH TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ

1Cơn đau tim (heart attack)

Cơn đau tim còn được gọi là nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu chạy tới tim bị nghẹt làm tổn hại cơ tim. Nguyên nhân thông thường là các thành động mạch bị cứng. Đông máu thường sinh ra do mảng trong động mạch bị vỡ hay bị rách. Nếu dòng máu bị nghẹt quá lâu, các tế bào cơ tim sẽ bị tổn thương không thể phục hồi nên dẫn đến tật nguyền hay tử vong.

2- Đột quỵ (stroke)

Có hai loại đột quỵ: một loại do cục đông máu làm tắc động mạch não, một loại xảy ra khi mạch máu não bị vỡ. Trong cả hai trường hợp thì não sẽ thiếu oxigen và do đó các tế bào não sẽ bị tổn thương hay hủy diệt.

3- Trụy tim (heart failure)

Trụy tim không có nghĩa là tim ngưng đập mà chỉ là tim bơm máu không đủ mang lại oxigen và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nguyên do là các động mạch bị nghẹt vì cơn đau tim bệnh nhân đã có từ trước gây tổn thương cho cơ tim hoặc vì khuyết tật bẩm sinh của tim. Cao huyết áp, bệnh van tim hay cơ tim, hoặc tim hay van tim  bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.

Máu bị dồn lại ở tĩnh mạch làm bàn chân, cổ chân và cẳng chân sưng lên mà ta gọi là phù. Chất lỏng cũng có thể tụ trong phổi và nếu tụ nhiều quá sẽ sinh bệnh xung huyết phổi.

Hậu quả là bệnh nhân có hơi thở đứt đoạn nhất là khi nằm, mệt mỏi và đuối sức, phù nơi bàn chân, cổ chân và bắp chân, lên cân vì chất lỏng tụ trong cơ thể, bị lẫn và trí óc không minh mẫn.

4- Bệnh đau thắt (angina)

Bệnh đau thắt gây cảm giác đau đớn,  đè nặng, bó thắt, nóng ran hay nén ép trong lồng ngực. Bệnh này là triệu chứng của bệnh tim và là dấu hiệu báo trước bệnh nhân có nguy cơ bị lên cơn đau tim.

Bệnh đau thắt xảy ra khi bệnh xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) đã thu hẹp quá nhiều các động mạch vành của tim đến nỗi máu không được cung cấp đủ cho cơ tim khi bệnh nhân vận động hoặc tập thể dục. Chứng đau thắt có thể lan rộng sang tay, cổ, quai hàm,  mặt, lưng hoặc dạ dày. Đối với một số bệnh nhân thì bệnh cứ âm ỉ và kéo dài.

Thường ra bệnh xuất hiện khi bệnh nhân dùng tới sức lực, bị cảm xúc  hoặc nhiệt độ quá cao làm cho  sự đòi hỏi oxigen của tim vượt quá khả năng cung cấp.

Bệnh đau thắt ở ngực có thể xảy ra khi bệnh nhân tuy đang nghỉ ngơi nhưng động mạch vành của tim co thắt lại.

5- Bệnh cao huyết áp (high blood pressure)

Cao huyết áp tăng nguy cơ bị lên cơn đau tim, đột quỵ, suy thận,  tổn thương mắt, trụy tim vì xung huyết và vữa xơ động mạch. Bệnh làm cho tim và các động mạch phải làm việc nhiều hơn nên rủi ro bị tổn thương tăng. Khi tim phải làm việc nhiều hơn bình thường một cách lâu dài thì tim sẽ lớn to ra và yếu đi. Các động mạch cũng bị ảnh hưởng như bị sẹo, cứng lại và kém đàn hồi.

Bệnh không có dấu hiệu gì bên ngoài nên nhiều người bị lâu mà không biết. Nếu cao huyết áp có kèm theo bệnh béo phì, hút thuốc, cholesterol cao hay tiểu đường thì rủi ro bị đột quỵ hay lên cơn đau tim cao gấp nhiều lần

6- Bệnh cứng động mạch (hardened arteries disease)

Khi các tế bào, mỡ, cholesterol và những chất khác tích tụ thành mảng (plaque) trong các động mạch thì dòng máu sẽ bị nghẽn không chảy được vào tim và não. Sự lắng đọng các mảng trên thành trong của động mạch làm cho động mạch cứng lại (bệnh vữa xơ động mạch- atherosclerosis). Ngoài ra sự lắng đọng này có thể kích thích các tế bào của thành động mạch tiết ra những chất làm cho thành động mạch dày thêm. Mặt khác mỡ tụ quanh và bên trong các tế bào này cũng gây nghẹt cho dòng máu (chứng hẹp- stenosis). Hơn nữa cục đông máu cũng có thể được tạo thành và làm nghẽn động mạch hoàn toàn.

7- Bệnh loạn nhịp tim (disturbed heart rhythm disease)

Bệnh loạn nhịp tim (arrhythmia) xảy ra khi các xung điện điều hợp nhịp đập của tim không hoạt động tốt làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Nhịp tim quá nhanh (tachycardia) có thể làm đánh trống ngực (palpitations), choáng váng và khó chịu.

8- Bệnh cơ tim ( heart muscle disease)

Có nhiều loại bệnh cơ tim, nhưng tất cả đều có thể làm bệnh nhân lên cơn đau tim. Bệnh cơ tim phì đại là bệnh cơ tim thông thường nhất và gây nhiều tử vong nhất cho các bệnh nhân dưới 30 tuổi. Nguyên nhân bệnh này là do di truyền.

Dấu hiệu báo trước bệnh cơ tim là đột nhiên bất tỉnh, đánh trống ngực, đau thắt và ngộp thở.

9- Bệnh van tim (heart valve disease)

Bệnh van tim thường phát triển theo thời gian nên hay xảy ra cho những ngưới 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên đôi khi do nhiễm khuẩn, van tim có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày.

Bệnh van tim thông thường là bệnh bẩm sinh, đứa bé khi mới sinh ra đã có van  hai phần thay vì bình thường là ba. Van tim hao mòn dần và trở thành quá mỏng tới độ phải thay thế.

Trước đây bệnh thấp khớp cấp là nguyên nhân chính nhưng nay rất hiếm.

Nếu một hay nhiều hơn trong số bốn van tim bị bệnh hay bị tổn thương thì dòng máu sẽ bị ảnh hưởng vì hoặc van không mở hoàn toàn hoặc van đóng không kín. Trong cả hai trường hợp tim phải làm việc nhiều hơn.

10- Khuyết tật bẩm sinh của tim (congenital heart defects)

Khuyết tật bẩm sinh của tim xảy ra cho khoảng một phẩn trăm trẻ sơ sinh và là hậu quả của sự phát triển không bình thường của bào thai, đôi khi vì người mẹ bị nhiễm vi-rút khi có bầu

Khuyết tật bẩm sinh của tim có thể là lỗ hổng giữa các tâm thất, đường dẫn máu từ tim tới phổi bị tắc hoặc mối nối giữa các tâm thất và mạch máu không được bình thường.

THUỐC THÔNG TÂM MẠCH TỐT CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ

THÀNH PHẦN:

Mỗi viên nang 500 mg có chứa:

Đan sâm (Radix Salviae):                             1500mg

Ích mẫu (Herba Leonuri):                             1500 mg

Bá tử nhân(Semen Platycladi orientalis):     1500mg

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THÔNG TÂM MẠCH:

Thông Tâm Mạch có khả năng làm ức chế ngưng tập tiểu cầu làm giảm vón cục máu thủ phạm gây cơn đau tim cấp do nhồi máu cơ tim theo 2 cách. Thứ nhất: nó hạn chế độ dính của các thành phần tiểu huyết cầu. Thứ hai: nó làm giảm việc tạo ra các tơ huyết (fibrin), các sợi protein có khả năng bắt giữ các tế bào máu để tạo ra các cục nghẽn.

Thông Tâm Mạch làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, làm giảm huyết áp nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp

Thông Tâm Mạch có thể nới lỏng và giãn nở các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu gần tim. Trong các nghiên cứu trên động vật, các hoạt chất có  trong Thông Tâm Mạch có tác dụng bảo vệ các lớp lót bên trong của các động mạch, giảm khả năng bị thương tổn của chúng.

Một số nghiên cứu khác cho rằng Đan sâm có trong Thông Tâm Mạch có khả năng làm tăng lực đẩy của nhịp tim và làm giảm nhịp tim ở mức độ vừa. Các tác động này có tiềm năng cải thiện các chức năng tim và giúp cho việc phục hồi chức năng sau đột quỵ tim.

Thông Tâm Mạch có tác dụng làm dịu thần kinh điều hòa nhịp tim, chống hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

- Dự phòng bệnh tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim

- Dùng phục hồi sau bệnh đột quỵ tim.

- Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim: hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, lo âu

- Dự phòng bệnh đột quỵ não

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Ngày dùng 6 - 8 viên, chia 2 lần uống với nước.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng mặt trời.

Để xa tầm tay trẻ em.

THỜI HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

XUẤT XỨ: Việt Nam

SẢN XUẤT: Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương

PHÂN PHỐI: Công ty TNHH TM DV XNK Tân Khải Hoàn

ĐC: 362/7 Phan Huy Ích, Phường 12, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: 08.60 62 55 99 - 0972. 00 55 66

EMAIL: dinhkhuy.gingseng@gmail.com

WEBSITE: vuonsam.vn



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc