Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Tại Sao Phải Đo Huyết Áp Thường Xuyên?

Ngày đăng: 11-07-2015 10:15:31  |   Xem các bài viết của admin »
Tăng huyết áp là căn bệnh cực kì nguy hiểm, thế nhưng các triệu chứng lại thường rất mờ nhạt. Vì vậy đo huyết áp thường xuyên là cách để bạn biết được rằng mình có bị tăng huyết áp hay không.

Tăng huyết áp rất nguy hiểm

Tăng huyết áp là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu và di truyền.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.

Do đó việc phát hiện và điều trị huyết áp cao cần được quan tâm để tránh những tai biến nguy hiểm mà nó có thể gây ra.

Tại sao cần phải đo huyết áp thường xuyên

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg.

Một đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.

Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg).

Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm huyết áp hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Cách đo huyết áp tại nhà

Để đo huyết áp được chính xác bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút.

Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.

Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.

Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.

An Cung Rùa Vàng có nguồn gốc từ đông y không gây tác dụng phụ mà hiệu quả lại rất cao. Uống mỗi tháng 1 viên, một thời gian sẽ thấy huyết áp hạ và ổn định, không bị lên xuống thất thường, giảm được các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, khó chịu, hồi hộp, lo âu, bứt rứt…, giảm được stress, căng thẳng, giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh đột quỵ hiệu quả.

Liên hệ: 0972005566 (Mr. Khuy) để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.

 

 

 



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc