Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Tăng Huyết Áp Và Biến Chứng Suy Thận

Ngày đăng: 09-10-2014 02:31:55  |   Xem các bài viết của admin »
Thận là cơ quan đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho huyết áp được bình thường, và ngược lại, huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Tăng huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao, có thể gây hại cho thận và dẫn đến suy thận mãn tính.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. Chất lỏng dư thừa trong cơ thể làm tăng lượng chất lỏng trong các mạch máu và làm cho huyết áp cao hơn. Hẹp, cứng, hay bị tắc mạch máu cũng làm tăng huyết áp.

Tăng huyết áp khi huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp gây tổn thương thận như thế nào?

Huyết áp cao khiến cho tim làm việc nhiều hơn và theo thời gian, có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể. Tăng huyết áp làm các mạch máu trong thận bị hư hại, làm hỏng bộ lọc cầu thận, ngăn chặn việc đào thải chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Các chất lỏng dư thừa trong các mạch máu sau đó có thể làm tăng huyết áp nhiều hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy thận, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối. Những người bị suy thận hoặc phải ghép thận hoặc phải lọc máu thận thường xuyên, gọi là “chạy thận nhân tạo”. Mỗi năm, tăng huyết áp gây ra hơn 25.000 trường hợp bị suy thận ở Hoa Kỳ. (Báo cáo năm 2007 của Hệ thống dữ liệu Thận Hoa Kỳ).

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mãn tính là gì?

Cũng như huyết áp cao, bệnh suy thận ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì.

Mức lọc cầu thận của một người được dùng để xác định mức độ lọc các chất thải của thận. Mức lọc của thận trung bình là 125 ml/phút, khi giá trị đo thấp hơn 60 ml/phút cho thấy một số tổn thương thận đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là thận không đảm bảo được chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể.

Một dấu hiệu khác của suy thận là protein niệu, hoặc protein trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh giúp lọc các chất thải ra khỏi máu nhưng giữ lại protein. Thận suy giảm chức năng có thể làm thất thoát protein từ huyết tương ra nước tiểu, gọi là albumin niệu. Lúc đầu, chỉ có một lượng nhỏ albumin có thể rò rỉ vào nước tiểu, tình trạng này gọi là Microalbumin niệu, một dấu hiệu của sự giảm chức năng lọc của thận. Nếu chức năng thận xấu đi, lượng albumin và các protein khác trong nước tiểu lại tăng, và tình trạng này được gọi là protein niệu.

Những ai có nguy cơ bị suy thận do tăng huyết áp?

Mọi người đều có nguy cơ phát triển suy thận do huyết áp cao.

Những người có bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển suy thận rất cao, nhất là khi họ có thêm vấn đề về huyết áp. Do vậy, việc kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng với những người bị bệnh tiểu đường để làm giảm biến chứng suy thận. Nếu bệnh nhan tiểu đường có huyết áp cao cũng đễ dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, cần phòng ngừa và điều trị huyết áp cao sớm nhất để phòng các biến chứng như đã nói ở trên.

Phòng và điều trị tăng huyết áp

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng để phòng bệnh tăng huyết áp và các tai biến do bệnh này gây nên, giảm đáng kể tử vong do tai biến của bệnh tăng huyết áp.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là một biện pháp chính để phòng ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp.

- Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

- Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần: Nên ăn 3 bữa một ngày. Ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp lứt, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng… Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò và các loại sữa và trứng.

- Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi

- Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng hoạt động thể lực làm giảm bớt béo phì, cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.

- Bỏ những thói quen xấu: Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Bớt uống rượu: Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7-8 giờ/ngày và ngủ đúng giờ.

- Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp phòng và điều trị tăng huyết áp hiệu quả, với liều dùng mỗi tháng uống 1 viên, 3 tháng uống 3 viên và 6 tháng sau dùng tiếp đợt mới giúp điều hòa và ổn định huyết áp. Liên hệ tư vấn về bệnh cao huyết áp và cách dùng thuốc An Cung Rùa Vàng: 0972. 00 55 66 (Khuy).



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc