Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Cách Điều Trị Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Hiệu Quả Nhất
Vì sao bị rối loạn tiền đình?
Tiền đình là một bộ phận cơ thể nằm sâu trong hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay... hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp hơn nằm trong não bộ.
Rất nhiều bệnh lý của hệ tiền đình ốc tai có thể gây rối loạn tiền đình. Y khoa thường chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là rối loạn tiền đình trung ương hay rối loạn tiền đình ngoại biên. Sự phân loại này nhằm giúp thầy thuốc dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán và điều trị. Ngoài những trường hợp có nguyên nhân rõ ràng như: viêm tai, chấn thương tai, xuất huyết tai trong... có một tỷ lệ khá lớn rối loạn tiền đình không có nguyên nhân rõ rệt. Có những người do đặc tính giải phẫu khác biệt sẽ rất nhạy cảm khi môi trường thay đổi và dễ bị hội chứng rối loạn tiền đình hơn người khác.
Triệu chứng của rối loạn tiền đình
Hội chứng tiền đình thường xuất hiện với cơn cấp tính. Cơn có thể tự xuất hiện hay khi người bệnh bị một yếu tố nào đó kích thích như: nghe tiếng động mạnh, âm thanh lớn khó chịu, cãi vã, xung đột, đi xa trên các phương tiện giao thông... Triệu chứng thường gặp là chóng mặt chao đảo, thấy mọi vật như xoay vần, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể có các triệu chứng mất thăng bằng không giữ được tư thế, bước đi khó khăn, dễ ngã... Cơn chóng mặt sẽ tăng nếu cử động hay xoay đầu nhanh. Cơn rối loạn tiền đình thường xảy ra từng đợt, rất dễ tái phát khi nguyên nhân gây rối loạn tiền đình chưa được giải quyết.
Những cơn chóng mặt của hội chứng tiền đình làm người bệnh rất khó chịu, đôi khi họ không dám đi xa, không dám ngồi trên các phương tiện giao thông vì luôn lo sợ xuất hiện cơn rối loạn tiền đình. Hơn nữa người bệnh thường hay bị mệt mỏi, có xu hướng ngại di chuyển, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này càng làm nặng thêm bệnh và lâu ngày có thể dẫn tới hội chứng trầm cảm rất khó chữa trị.
Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả nhất
- Khi bị rối loạn tiền đình cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ tìm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh tuyệt đối phải uống thuốc theo đơn bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc điều trị.
- Điều trị tích cực để loại bỏ các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như: những bệnh của tai mũi họng (viêm, thoái hóa, bệnh về mạch máu...), bệnh của não bộ (thoái hóa, tai biến mạch máu não...), các nguyên nhân được cho là yếu tố nguy cơ làm tăng chóng mặt và rối loạn tiền đình (tăng huyết áp, hạ đường huyết, hay khi dùng một số thuốc gây tổn hại cho cơ quan tiền đình ốc tai...).
- Luyện tập tránh tái phát: Có nhiều biện pháp luyện tập cho hệ thống tiền đình thích nghi dần với sự thay đổi tư thế nhanh, như những người mới đi tàu xe trong những lần đầu thường bị chóng mặt, nôn dữ dội nhưng lâu dần sẽ quen. Tập tư thế đầu xoay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng giúp tăng cung cấp máu và quen với sự thay đổi tư thế.
- Uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp chữa bệnh rối loạn tiền đình. Thuốc An cung Rùa vàng là thuốc đông y có tác dụng hoạt huyết và hỗ trợ cho người bị rối loạn tiền đình, đau đầu, thiếu máu não, tắc động mạch vành, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc và tập luyện như đã nêu ở trên, yếu tố trị liệu bằng tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?