Nghiên Cứu Lâm Sàng

Nghiên Cứu Độc Tính Cấp Và Hiệu Quả Điều Trị Đột Quỵ Của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn

Ngày đăng: 19-02-2014 08:26:20  |   Xem các bài viết của admin »
An Cung Ngưu Hoàng Hoàng là bài thuốc cấp cứu Đông y có từ rất lâu đời. Từ xưa tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về An Cung Ngưu Hoàng Hoàn. Sau đây là bài viết về Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng điều trị nhồi máu não của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa xác định được liều LD50 trên động vật thực nghiệm. Trên lâm sàng, sau 15 ngày điều trị, nhóm được kết hợp điều trị bằng thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn ý thức bệnh nhân được cải thiện theo thang điểm Glasgow: trước điều trị 4,9% bệnh nhân rối loạn ý thức nặng; 19,5% bệnh nhân rối loạn ý thức vừa; 75,6% bệnh nhân rối loạn ý thức nhẹ; sau điều trị các tỷ lệ này lần lượt là: 0%; 0%; 100%. Mức độ liệt được cải thiện rõ rệt; theo thang điểm Henry: trước điều trị bệnh nhân liệt tay hoàn toàn hoặc rất nặng 53,65%; liệt chân hoàn toàn hoặc rất nặng 46,33%; Sau điều trị: liệt tay hoàn toàn hoặc rất nặng 12,18%; liệt chân hoàn toàn hoặc rất nặng 7,31%. Kết quả hồi phục tốt hơn so với nhóm chứng (p<0,001). Kết quả hồi phục chung được cải thiện rõ rệt theo thang điểm NIHSS: điểm trung bình được điều trị là 7,54 ± 3,62; sau điều trị là 3,2 ± 2,58 (p<0,01); kết quả hồi phục tốt hơn so với nhóm chứng (p<0,05).

I. Đặt vấn đề

Đột quỵ não hay theo Y học cổ truyền được gọi là bệnh trúng phong đã và đang trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm của Y học hiện nay, do tuổi thọ trung bình ngày càng tăng và mức sống được cải thiện cùng những căng thẳng do đời sống bận rộn mang tính công nghiệp, khiến tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ ngày càng tăng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Đột quỵ não trong đó nhồi máu não chiếm đến 70% nguyên nhân tử vong, đứng hàng thứ 2 sau ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Tỷ lệ để lại di chứng mức độ vừa và nặng khoảng 50%. Chi phí cho cấp cứu, điều trị vừa tốn kém, vừa kéo dài. Bệnh thường để lại di chứng tàn phế nặng nề cả về thể xác và tinh thần đối với bệnh nhân, cũng như gia đình và xã hội.

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn; hoa đà tái tạo hoàn, lạc thái... là thuốc được bào chế từ những bài thuốc Y học cổ truyền Trung Hoa đang có mặt tại Việt Nam và đang được rất nhiều người quan tâm sử dụng trong điều trị đột quỵ. Để đánh giá hiệu quả của thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích.

1. Xác định độc tính cấp (LD) của thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn trên thực nghiệm.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp của thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn trên lâm sàng.

II. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu thực nghiệm

Xác định độc tính cấp (LD50) theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon, tại Viện Y học cổ truyền Quân đội.

2.2. Nghiên cứu lâm sàng

- Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng trước và sau điều trị. Nghiên cứu tiến hành tại Khoa Đột quỵ não - Bệnh viện 103.

- Phương pháp tiến hành: 80 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp được lựa chọn ngẫu nhiên và chia vào 2 nhóm:

+ Nhóm nghiên cứu: 41 bệnh nhân được điều trị theo phác đồ Y học hiện đại (theo khuyến cáo của WHO) + An Cung Ngưu Hoàng Hoàn viên 3gram, uống 1 viên/ngày x 5 ngày.

+ Nhóm đối chứng: 41 bệnh nhân được điều trị đơn thuần theo phác đồ Y học hiện đại.

- Kết quả điều trị: Được đánh giá trước và sau 15 ngày điều trị theo thang điểm Glasgow, độ liệt Henry, thang điểm NIHSS.

- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học.

III. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp

Sau khi uống thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn với liều cao nhất tương đương với 7,5gr thuốc/kg trọng lượng, chuột hoạt động bình thường, sau 72 giờ không có chuột nào chết. Mổ chuột trong các lô thấy tim, thận tươi nhuận; dạ dày, ruột hết thuốc. Không nhận thấy biểu hiện ngộ độc trên chuột thí nghiệm trong 7 ngày theo dõi.

3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng

Bảng 1. Mức độ phục hồi ý thức theo thang điểm Glasgow.

Điểm Glasgow Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
Trước điều trị Sau điều trị PS-T Trước điều trị Sau điều trị PS-T
n % n % n % n %
<6 0 0 0 0 <0,001 0 0 0 0 <0,001
6-9 2 4,9 0 0 2 4,9 0 0
10-14 8 19,5 0 0 8 19,5 3 7,3
15 31 75,6 41 100 31 75,6 38 92,7
Cộng 41 100 41 100 41 100 41 100
PA-B Ptrước điều trị > 0,05, Psau điều trị > 0,05.

Nhận xét: Cả 2 nhóm ý thức đều cải thiện sau điều trị nhưng nhóm nghiên cứu ý thức trở về mức bình thường 100%.

Bảng 2: Đánh giá kết quả điều trị liệt tay theo thang điểm Henry.

Độ liệt Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
Trước điều trị Sau điều trị PS-T Trước điều trị Sau điều trị PS-T
n % n % n % n %
0 1 2,43 6 14,64 <0,001 2 4,87 2 4,87 <0,001
I 5 12,19 7 17,07 4 9,75 7 17,07
II 8 19,51 12 29,26 10 24,39 6 14,64
III 5 12,19 11 26,82 8 19,51 10 24,39
IV 12 29,26 4 9,75 11 26,82 13 31,7
V 10 24,39 1 2,43 6 14,64 3 7,32
Cộng 41 100 41 100 41 100 41 100
PA-B P trước điều trị > 0,05, P sau điều trị < 0,001

Nhận xét: Cả 2 nhóm đều có cải thiện độ liệt tay nhưng nhóm nghiên cứu BN hết liệt cao hơn nhóm chứng, đồng thời giảm liệt nặng độ 4 và 5 cũng nhiều hơn nhóm chứng .

Bảng 3. Đánh giá kết quả điều trị liệt chân theo thang điểm Henry.

Độ liệt  Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
  Trước điều trị Sau điều trị PS-T Trước điều trị Sau điều trị PS-T
  n % n %   n % n %  
0 1 2,43 15 36,58   2 4,87 2 4,87  
I 8 19,51 11 26,82   4 9,75 7 17,07  
II 7 17,07 9 21,95   9 21,95 10 24,39  
III 6 14,64 9 21,95 < 0,001 14 31,14 12 29,26 0,001
IV 14 34,14 3 7,31   6 14,64 7 17,07  
V 5 12,19 0 0   6 14,64 3 7,3  
Cộng 41 100 41 100   41 100 41 100  
PA-B Ptrước điều trị > 0,05,Psau điều trị < 0,001

Nhận xét: Kết quả hết liệt chân ở nhóm nghiên cứu chiếm 36,58%, trong đó nhóm chứng chỉ có 4,87%.

Bảng 4. Kết quả điều trị theo thang điểm NIHSS.

Điểm NIHSS Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng

Trước điều trị

Sau điều trị PS-T Trước điều trị Sau điều trị PS-T
n % n % n % n %
< 6 13 31,7 24 58,5 <0,001 14 34,1 18 43,9 <0,05
> 6 2 4,9 5 12,2 2 4,9 5 12,2
7-15 26 63,4 12 29,3 25 61,0 18 43,9
X ± SD 7,54 ± 3,62 3,2 ± 2,58 6,78 ± 2,94 5,37 ± 2,90
PA-B P trước điều trị > 0,05, P sau điều trị < 0,05

Nhận xét: Mức độ nặng của bệnh tính theo thang điểm NIHSS có cải thiện rõ ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng

IV. Bàn luận 

4.1. Độc tính cấp của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn

Cho chuột uống đến liều cao nhất có thể (nồng độ và thể tích tối đa cho phép) là 7,5gr/kg trọng lượng nhưng chưa thấy biểu hiện ngộ độc và chuột chết trong vòng 72 giờ, vì vậy chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng theo đường uống.

Liều 7,5gr/kg chuột tương đương trên người là 0,625gr/kg (tính theo hệ số 12). Như vậy nếu tính trọng lượng trung bình người Việt Nam là 50 kg thì mỗi ngày uống 1 viên ACNHH 3gr (tương đương 0,06gr/kg thể trọng) thì với liều gấp 10,42 lần vẫn chưa gây độc. Điều này cho thấy mẫu thử thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có độc tính rất thấp.

4.2. Mức độ hồi phục ý thức theo thang điểm Glasgow

Bảng 1 cho thấy: trước điều trị, nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có số bệnh nhân rối loạn ý thức vừa và nặng như nhau (vừa 19,5%, nặng 4,9%) và cùng không có bệnh nhân hôn mê sâu. Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân có rối loạn ý thức ở cả 2 nhóm đã được cải thiện rõ rệt (P < 0,001). Mặc dù sau điều trị, sự khác biệt giữa 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (P> 05), nhưng kết quả cũng cho thấy nhóm nghiên cứu không còn bệnh nhân rối loạn ý thức mức độ vừa và nặng trong khi nhóm chứng vẫn còn 3 bệnh nhân còn rối loạn ý thức mức độ vừa. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả Trung Quốc như Phó Trí Tuệ dùng ACNHH điều trị cho 36 bệnh nhân ĐQN, 16 bệnh nhân có thần trí mơ màng đều có hiệu quả tốt, 20 bệnh nhân hôn mê hiệu quả đạt 86%; Lôi Dịch Kỳ dùng ACNHH điều trị bệnh nhân hôn mê do đột quỵ, sau 14 ngày có 92% bệnh nhân thoát hôn mê.

4.3. Đánh giá mức độ cải thiện độ liệt theo thang điểm Henry

Bảng 2.3 cho thấy: Kết quả từ bảng cho thấy nhóm nghiên cứu được phối hợp sử dụng thuốc ACNHH độ liệt được cải thiện rất rõ. Lôi Dịch Kỳ dùng ACNHH điều trị 40 bệnh nhân đột quỵ, kết quả sau 14 ngày điều trị có 40,74 bệnh nhân liệt hoàn toàn trở về liệt độ II, cao hơn nhóm đối chứng chỉ đạt 20%.

4.4. Đánh giá tác dụng phục hồi chung theo thang điểm NIHSS

Bảng 4 cho thấy: So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm thì sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Như vậy nhóm nghiên cứu có mức độ hồi phục chung tốt hơn nhóm chứng.
Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc đã chứng minh ACNHH có tác dụng làm hồi phục và bảo vệ não, làm tăng nồng độ ion calci nội bào của tế bào thần kinh vỏ đại não chuột, kéo dài thời gian chịu đựng cho đến lúc chuột chết khi dùng nghiệm pháp làm thiếu.

V. Kết luận

5.1. Độc tính cấp LD50

Trên động vật thực nghiệm với liều 7,5gr/kg trọng lượng chuột (liều tối đa chuột có thể uống được), chưa xác định được liều gây chết 50% động vật thí nghiệm.

5.2. Hiệu quả điều trị đột quỵ não do nhồi máu não giai đoạn cấp trên lâm sàng

Sau 15 ngày điều trị bệnh nhân đột quỵ não do nhồi máu não giai đoạn cấp, kết quả cho thấy.

- Ý thức bệnh nhân theo thang điểm Glasgow: nhóm được kết hợp thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn trước điều trị 4,9% bệnh nhân rối loạn ý thức nặng, 19,5% bệnh nhân rối loạn ý thức vừa, 75,6% bệnh nhân rối loạn ý thức nhẹ; sau điều trị các tỷ lệ này lần lượt là 0%, 0%, 100%. Nhưng so sánh kết quả giữa 2 nhóm, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

- Mức độ liệt theo thang điểm Henry: Nhóm được kết hợp điều trị thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn liệt tay hoàn toàn và rất nặng trước điều trị 53,65%, sau điều trị 12,18%. Liệt chân hoàn toàn và rất nặng trước điều trị 46,33%, sau điều trị 7,31%. So sánh kết quả điều trị với nhóm chứng sự hồi phục rõ rệt hơn (P < 0,01).

- Mức độ hồi phục chung theo thang điểm NIHSS: điểm trung bình trước điều trị của nhóm được kết hợp thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là 7,54 ± 3,62; sau điều trị là 3,2 ± 2,58 (P < 0,001), so sánh kết quả điều trị với nhóm chứng, sự phục hồi rõ rệt hơn (P< 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Chương (2008), Một số ý kiến về nghiên cứu tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí. NXB YH, trang 655-660.

2. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não - NXB YH, trang 113-128.

3. Bộ y tế (1996), Hướng dẫn kèm theo quyết định số 371/BYT-QĐ ngày 12/3/1996 về xác định độ an toàn của thuốc cổ truyền.

4. Vương Kim Hoa, Diệp Tố Quang (2004). Hiện trạng nghiên cứu của An cung ngưu hoàng hoàn, tạp chí Trung dược Trung Quốc cuốn 29, kỳ 2, tháng 2/2004.

5. Lôi Dịch Kỳ và CS(2002), Nghiên cứu đối chiếu lâm sàng điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp bằng an cung ngưu hoàng hoàn với thuốc tiêm tỉnh não tĩnh. Trung y cấp tính Trung Quốc. Cuốn 11, kỳ 5. tháng 10/2002, trang 359.



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc