Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe Bệnh Nhân Đột Quỵ

Ngày đăng: 02-08-2014 09:13:47  |   Xem các bài viết của admin »
Những bệnh nhân đột quỵ thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Đặc biệt là rối loạn nuốt, thường nuốt sặc, khó nuốt do liệt cơ hầu họng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ cần được đảm bảo để bệnh nhân mau chóng bình phục nhất.

Một số bệnh nhân đột quỵ mất cảm giác ngon miệng. Đối với những người khác, ăn uống có thể khó khăn do vấn đề về nuốt hoặc hạn chế cử động cánh tay. Trong mọi trường hợp, hãy nói chuyện với bác sĩ và người chăm sóc bạn để chắc chắn rằng bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Để việc ăn uống dễ dàng hơn nữa, hãy thử các bước sau:

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh với hương vị mạnh hơn, chẳng hạn như cá nướng và các loại trái cây họ cam quýt. Ngoài ra, các loại gia vị thêm hương vị cho thực phẩm và có thể thay thế cho muối.

Lựa chọn thực phẩm có màu sắc trực quan hấp dẫn, chẳng hạn như cá hồi, cà rốt và các loại rau màu xanh đậm.

Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ để dễ nhai hơn. Nếu bệnh nhận không nuột được thì có thể nghiền nhỏ thức ăn, nấu thành dạng súp lỏng cho ăn từ từ, chia thành nhiều bưa nhỏ.

Chọn thức ăn mềm hơn, dễ nhai hơn, như sữa chua, chuối, ngũ cốc nóng, ngũ cốc nguyên hạt và súp.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, nói chuyện với bác sĩ trị liệu để có biện pháp điều trị thích hợp.

Nếu có vấn để yếu cánh tay hoặc bàn tay, bạn có thể thay thế đồ dùng ăn uống thích hợp hơn.

1.   Nhu cầu năng lượng:

Đối với người bệnh nằm tại giường, không đi lại được thì chỉ cần cung cấp khoảng 25 - 30 kcal/kg cân nặng cơ thể/ngày. Chất tinh bột và chất béo là 2 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1300Kcal - 1500 kcal cho người có cân nặng trung bình 50kg.

 2.   Nhu cầu chất đạm:

Cần đảm bảo chất đạm 1g/kg cân nặng cơ thể/ngày. Tổng lượng chất đạm cần khoảng 50g - 60g /ngày.

II.   NGUYÊN TẮC NUÔI ĂN NGƯỜI ĐỘT QUỴ:

1.      Đối với người bệnh tự ăn được:

Trường hợp nhẹ, người bệnh vẫn còn ăn đường miệng được nhưng có rối loạn nuốt, thì cần chú ý các điểm sau :

-            Dịch đặc dễ nuốt hơn.

-            Thức ăn ấm hay lạnh dễ nuốt hơn.

-            Nên ăn và nuốt thật chậm, từng ít một.

-            Nếu ăn thịt nên ăn thịt hầm nhừ hay các loại thức ăn có nước sốt.

-            Ăn nhiều bữa nhỏ đầy đủ dinh dưỡng.

2.      Đối với người bệnh phải nuôi ăn qua ống thông:

Nuôi dưỡng qua ống thông là một nhu cầu cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ không thể ăn qua đường miệng, người bệnh cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng nhờ vào một ống thông để đưa thức ăn xuống tận dạ dày.

Thức ăn được chế biến để nuôi qua ống thông cần phải lỏng để chảy được qua ống và không gây tắc nghẹt ống nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, đủ vitamin, chất khoáng…

Do nhu cầu nước của người bệnh giới hạn ở mức 2-3 lít, vì vậy lượng thức ăn cho qua ống thông cũng không vượt quá thể tích này. Vì vậy, nếu người bệnh có nhu cầu năng lượng cao thì cần được chế biến đặc biệt để đảm bảo đủ nhu cầu nhưng vẫn không bị dư nước.

Đối với người bệnh nằm trong bệnh viện thì hầu hết việc nuôi ăn qua ống thông đều do khoa dinh dưỡng đảm trách, nhưng khi xuất viện mà vẫn còn ăn qua ống thông thì gia đình phải tự lo. Vì vậy việc hướng dẫn cho gia đình biết cách chế biến thức ăn, cách cho ăn, cách xử trí những vấn đề thường gặp khi nuôi ăn qua ống thông là rất cần thiết.

2.1.   Các loại thức ăn cho qua ống thông:

Có thể dùng các sản phẩm chế biến công nghiệp như sữa hoặc bột dinh dưỡng cao năng lượng hoặc cũng có thể tự nấu súp xay theo hướng dẫn.

Có thể chọn một trong các chế độ ăn qua ống như: chế độ sữa, chế độ bột dinh dưỡng, chế độ súp xay hoặc chế độ kết hợp 2 hoặc 3 loại trên.

Để tiện lợi, kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ta có thể chọn công thức nuôi ăn xen kẽ sữa, bột dinh dưỡng và súp xay.

Ví dụ :    

6 giờ: cho người bệnh uống sữa

9giờ: cho người bệnh ăn bột dinh dưỡng

12giờ: cho người bệnh ăn súp xay

15giờ: cho người bệnh ăn súp xay

18giờ: cho người bệnh ăn bột dinh dưỡng

 21giờ: cho người bệnh uống sữa

Nên dùng các loại sữa và bột dinh dưỡng có đậm độ dinh dưỡng cao, có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng (ví dụ: sữa Ensure, sữa Isocal, sữa Enaz Plus, bột dinh dưỡng Enaz…)

Tránh dùng sữa tươi, sữa đặc có đường, sữa đậu nành… vì không đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khi nuôi ăn qua ống (chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp bệnh lý đặc biệt).



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc