Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?

Ngày đăng: 08-11-2015 08:15:06  |   Xem các bài viết của admin »
Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ tắc mạch máu não là do rối loạn nhịp tim như: rung nhĩ, hội chứng nút xoang bệnh lý; bệnh động mạch vành như: nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ; bệnh thấp tim như: hẹp van hai lá có hoặc không có rung nhĩ kèm theo; bệnh cơ tim giãn; van tim nhân tạo; u nhày nhĩ trái; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn... Vậy tại sao các bệnh lý này dễ dẫn đến bệnh đột quỵ? Bởi vì, các bệnh lý này hình thành những cục huyết khối, mà theo tuần hoàn máu, các cục huyết khối này có thể làm tắc hoàn toàn một nhánh động mạch làm cho việc cung cấp máu tới tim và não bị đình trệ và gây ra bệnh đột quỵ.

Những người bị bệnh tim, nhất là rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ hàng năm khoảng 5%. Tuy nhiên, nguy cơ này thay đổi ít hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: lớn tuổi, tăng huyết áp, chức năng thất trái giảm, tiền sử đã bị tắc mạch máu do bệnh tim và đái tháo đường… Do đó, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa tắc mạch máu não ở bênh nhân tim mạch để nguy cơ đột quỵ không còn xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ do nhồi máu não

- Bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được.

- Bệnh nhân đột ngột méo miệng, lệch miệng sang một bên.

- Bệnh nhân đột ngột yếu, liệt, tê bì một nửa bên của người (tay, chân, mặt).

- Bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội, ói mửa.

- Bệnh nhân đột ngột hôn mê, rối loạn ý thức.

Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não?

- Đặt bệnh nhân nằm đầu cao khoảng 30 - 45 độ, nghiêng đầu sang một bên nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức hoặc hôn mê.

- Lau sạch đờm dãi ở miệng. Không được cho bệnh nhân uống bất kì thuốc hay các loại nước gì vì nếu bệnh nhân hôn mê, rối loạn nuốt, khi dùng các thức này có thể gây sặc vào phổi.

- Nhanh chóng gọi cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến một trung tâm y tế chuyên về đột quỵ càng sớm càng tốt, cần được nhanh chóng xử trí trong “thời gian vàng”. Các trường hợp đột quỵ do nhồi máu não đạt kết quả điều trị cao nếu được xử trí đúng trong thời gian dưới 3 giờ kể từ khi có những biểu hiện đầu tiên. Đây được gọi là “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ não. Vì vậy cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ đến các bệnh viên chuyên khoa gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời để cứu sống bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Kết hợp điều trị thuốc Tây y và An Cung Rùa Vàng giúp bệnh nhân đột quỵ nhanh chóng hồi phục.

Sau khi ra viện sẽ được hướng dẫn chế độ tập luyện, tái khám định kỳ và điều trị dự phòng để phòng tránh tái phát, đặc biệt là cần kiểm soát những nguyên nhân gây nhồi máu não như bệnh tim, xơ vữa động mạch.

Những bệnh nhân tim mạch cần làm gì để phòng bệnh đột quỵ?

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo… không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Luyện tập thể dục thể thao điều độ, tạo cuốc sống khỏe mạnh, tinh thần vui tươi lạc quan.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khi có nghi ngờ nhồi máu não do thuyên tắc mạch, cần kiểm tra hệ thống tim mạch một cách cẩn thận, kể cả những bệnh nhân trẻ và những người có bệnh sử tim mạch.

Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng và Thông Tâm Mạch giúp phòng bệnh đột quỵ hiệu quả ở bệnh nhân tim mạch.

Dùng An cung Rùa Vàng kết hợp với Thông Tâm Mạch với liều dùng như sau: An Cung Rùa Vàng ngày dùng 1 viên, dùng 3 viên/đợt, Thông Tâm Mạch ngày dùng 6 viên, dùng trong 1 tháng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần chăm sóc sức khỏe đúng cách, kiểm soát tốt huyết áp và kết hợp với thuốc để điều trị giúp ổn định huyết áp thì sẽ giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ tốt hơn.

Tư vấn dùng thuốc: 0972 00 55 66 (Mr. Khuy)



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc