Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Bệnh Xuất Huyết Não Có Chữa Được Không?

Ngày đăng: 20-02-2014 03:56:29  |   Xem các bài viết của admin »
Đột quỵ thường để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Hai di chứng quan trọng hay gặp nhất ở người đột quỵ là liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh thường để lại hậu quả nặng nề như cấm khẩu, liệt nửa người, rối loạn thị lực. Trong phần lớn các ca, sự hồi phục rất hạn chế.

Xuất huyết não và khả năng hồi phục?

- Liệt vận động chỉ gặp ở một bên thân người nên gọi là liệt nửa người.

- Rối loạn ngôn ngữ: thường là không thể nói được, hoặc nói khó.

Hiện nay, vấn đề điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ còn là một vấn đề khó khăn do đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc. Tại các cơ sở y tế hiện nay việc thu dung điều trị và PHCN cho người bệnh sau đột quỵ cũng không được nhiều, chủ yếu còn phải dựa vào gia đình và cộng đồng.

Người bệnh nếu được điều trị và phục hồi chức năng sớm, khoa học và chuyên sâu sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, khả năng tai biến lần sau cũng sẽ bị hạn chế đi.

Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.

Khả năng phục hồi sau đột quỵ tùy thuộc vào mức độ thương tổn của thần kinh. Nếu vùng não thương tổn lớn khả năng phục hồi rất kém, nếu vùng não bị thương tổn là ít thì khả năng phục hồi sẽ cao

Đối với giai đoạn này, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thần thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh.

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa canxi có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và nâng cao khả năng phục hồi sau đột quỵ. Các chuyên gia thuộc khoa Thần kinh tại Đại học California (Mỹ) cho biết tỷ lệ canxi liên quan chặt chẽ tới mức độ nặng hay nhẹ của cơn đột quỵ và khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi xuất viện.

Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân có hàm lượng canxi trong máu cao tại thời điểm bị đột quỵ thì mức độ nguy hiểm của cơn đột quỵ chỉ bằng 1/3 so với những bệnh nhân khi bị đột quỵ có tỷ lệ canxi trong máu thấp.

Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng về cách thức vệ sinh, chế độ ăn uống... Bệnh nhân phải cai rượu, thuốc lá, tăng cường mức độ luyện tập và hoạt động, uống thuốc đúng theo toa và tái khám đúng theo lời dặn của bác sĩ, tránh những yếu tố có thể xảy ra stress tâm lý, nóng, lạnh đột ngột nhằm tránh bệnh tái phát.

Cơ hội vàng cho bệnh nhân đột quỵ

Tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ gây tụ máu trong não có thể có một số thể thường gặp như sau: xuất huyết trong nhu mô não (thường được gọi là xuất huyết não), xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong não thất… Trường hợp của mẹ bạn sau khi đột quỵ có các triệu chứng: không nói chuyện được, liệt vận động (chưa tự đi lại được), nên có khả năng mẹ bạn bị xuất huyết não.

Đối với triệu chứng liệt vận động (khiến cho người bệnh không tự đi lại được), mà thường gặp nhất là liệt nửa người (có thể liệt nửa người bên trái hoặc liệt nửa người bên phải), thì tập vật lý trị liệu đúng cách (tại các cơ sở y tế, do các nhân viên vật lý trị liệu thực hiện…) cũng góp phần giúp triệu chứng liệt cải thiện nhanh hơn.

Riêng đối với triệu chứng không nói chuyện được như bình thường, trong chuyên môn thường hay dùng các thuật ngữ như: mất ngôn ngữ, hoặc mất vận ngôn, hoặc rối loạn ngôn ngữ… Triệu chứng mất ngôn ngữ có thể biểu hiện với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng bệnh nhân cụ thể: có thể mất ngôn ngữ toàn bộ (Bệnh nhân hoàn toàn không hiểu lời nói, và không nói chuyện được), hoặc mất ngôn ngữ một phần (có bệnh nhân thì nghe hiểu được, nhưng nói chuyện rất khó khăn; có bệnh nhân khác lại nói chuyện, phát âm được, nhưng không nghe hiểu được…)

Đối với các bệnh nhân có các triệu chứng mất ngôn ngữ như kể trên, thì cùng với thời gian, triệu chứng sẽ hồi phục dần dần (thường mức độ hồi phục nhiều nhất xảy ra trong năm đầu tiên sau đột quỵ). Các biện pháp tập vật lý trị liệu hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như cả nước nói chung, chủ yếu giúp hồi phục chức năng về vận động, hầu như chưa có biện pháp giúp phục hồi lời nói một cách hiệu quả.

Tình trạng bệnh nhân lúc đầu chưa nói được, nhưng sau đó nghe ca sĩ hát trên Ti vi thì hát lại cả bài được. Tuy vậy, khi được yêu cầu hát lại thì “nhất quyết không hát hay nói một từ nào”. Tình trạng như vậy, nhiều khả năng ngay sau đột, bệnh nhân bị mất ngôn ngữ toàn bộ, hoặc mất ngôn ngữ một phần nhưng chủ yếu mất phần khả năng nói chuyện hoặc phát âm. Sau đó, khi nghe ca sĩ hát, bác lặp lại được cả bài, chứng tỏ khả năng nghe hiểu và khả năng phát âm của bác cũng có hồi phục được một phần (nhưng chưa hồi phục hoàn toàn, vì khi yêu cầu hát lại lần nữa, thì bác không làm được).

Hiện tại, để giúp bệnh nhân tiếp tục hồi phục triệu chứng, nên tái khám định kỳ theo chuyên khoa Thần kinh và uống thuốc theo toa của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc. Điều này giúp triệu chứng phục hồi tốt hơn và điều quan trọng hơn là phòng ngừa để tránh bị đột quỵ tái phát. Cũng có thể uống them thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn giúp phục hồi chức năng ngôn ngữ nhanh hơn. Bạn có thể nhờ bác sĩ khám bệnh và tư vấn thêm. Liên hệ: 0972.00.55.66.



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc