Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Thắt Ngực Do Bệnh Mạch Vành

Ngày đăng: 07-11-2015 14:27:02  |   Xem các bài viết của admin »
Trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể nhận biết đầy đủ các dấu hiệu của cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành gây ra, bởi triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Có rất nhiều trường hợp, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến cơn đau thắt ngực, hoặc chỉ có dấu hiệu nhẹ khó nhận biết bên ngoài, đến lúc vô tình phát hiện bệnh khi thực hiện đo điện tâm đồ (ECG) trong kỳ khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Do đó, chúng ta phải đặc biệt chú ý để sớm phát hiện ra căn bệnh này và có phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Chúng ta biết rằng, tim là một bộ phận hoạt động chăm chỉ nhất trong cơ thể con người, vì nó hoạt động liên tục trong suốt toàn bộ thời gian tồn tại của chúng ta kể cả lúc làm việc và nghỉ ngơi. Trong đó, hệ mạch vành là hệ thống mạch máu riêng của tim nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ và liên tục cho tim. Do đó, nếu bệnh nhân bị mắc bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim) là tình trạng lòng mạch bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn làm hạn chế dòng máu đến nuôi dưỡng tim, làm cho tim không hoạt động được, gây nên những cơn đau thắt ngực và gây nhồi máu cơ tim.

Vì vậy, bệnh mạch vành nếu không phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là lòng mạch tắc nghẽn hoàn toàn và có thể bị hoại tử cơ tim - dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây ra đột quỵ. Đây là tình trạng bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp và kịp thời trong y khoa vì tỉ lệ tử vong rất cao. Do đó chúng ta cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh như sau:

Dấu hiệu nhận biết đau thắt ngực do bệnh mạch vành

Dấu hiệu đầu tiên có thể nghi ngờ đến bệnh mạch vành đó là: xuất hiện cơn đau thắt ngực, tức ngực, khó thở, cảm giác như tim bị bóp nghẹn, đau thắt, bị đè ép, co siết lại. Hoặc có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: bỏng rát ngực, vã mồ hôi, thở mệt, rối loạn nhịp tim, lo lắng hốt hoảng và có thể bị ngất xỉu… Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ không chỉ dựa vào tính chất cơn đau thắt ngực mà còn bao gồm các yếu tố khác như: vị trí đau, hướng lan tỏa, độ dài cơn đau, hoàn cảnh xuất hiện cơn đau, các yếu tố nguy cơ đi kèm…

Thêm vào đó, ngoài bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, còn có các nguyên nhân khác có thể dẫn đến cơn đau ngực hoặc đau thắt ngực (dạng nhẹ) như: viêm màng ngoài tim, co thắt - trào ngược dạ dày thực quản, viêm túi mật…

Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu như đã nói ở trên, chúng ta nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viêm để khám ngay. Đến bệnh viện, các bác sĩ thường khám lâm sàng dựa trên yếu tố tuổi tác, yếu tố nguy cơ, triệu chứng của đau ngực, yếu tố gia đình, các bệnh đi kèm... để định hướng cho bệnh nhân có bệnh mạch vành và làm các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán như siêu âm, xét nghiệm, chụp chiếu, điện tâm đồ… để xác định đúng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời tốt nhất.

Khi đã xác đinh rõ bệnh, thông thường sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân sẽ được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, cách dùng thuốc, và đặc biệt là sẽ được làm điện tim gắng sức hoặc siêu âm tim gắng sức định kỳ để phân tầng nguy cơ và lượng định mức độ gắng sức phù hợp.

Một điều đáng lưu ý ở đây là, chúng ta hay lầm tưởng bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim là đã chấm hết không được vận động mà trên thực tế bệnh nhân vẫn có thể làm việc thậm chí có thể lái xe, đi bộ, vận động vừa sức dựa trên các test kiểm tra cho thấy phù hợp và vẫn vui sống với gia đình và sinh hoạt bình thường theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để giúp bệnh nhân mạch vành giữ ổn định sức khỏe, nhất là sức khỏe cho tim, ngoài chế độ ăn uống và luyện tập như hướng dẫn của bác sĩ, nên cho bệnh nhân kết hợp uống thuốc An Cung Rùa VàngThông Tâm Mạch giúp dự phòng bệnh tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phục hồi sau bệnh đột quỵ tim, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim: hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, lo âu và giúp dự phòng bệnh đột quỵ não hiệu quả.

Cách dùng: Dùng An Cung Rùa Vàng kết hợp với Thông Tâm Mạch (có tác dụng chống tập kết tiểu cầu) cho thấy kết quả khá tốt, bệnh nhân thấy cải thiện sức khỏe rõ rệt, cảm giác khó chịu mỗi khi thay đổi thời tiết đã hết, huyết áp ổn định hơn. An Cung một năm uống 2 lần, chia làm 2 đợt, 6 tháng đầu uống 3 viên, 6 tháng sau uống 3 viên, phối hợp Thông Tâm Mạch ngày 6 viên nang cứng liên tục 30 ngày uống cùng đợt dùng An Cung.

Tư vấn về bệnh mạch vành: 0972. 00 55 66 (Khuy).



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc