Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Dự Phòng Đột Quỵ

Ngày đăng: 21-03-2014 08:48:57  |   Xem các bài viết của admin »
Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai ở độ tuổi nào và giới tính nào và các yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có đến 80% các ca đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng cách làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của mỗi cá nhân. Điều quan trọng là quản lý được các yếu tố nguy cơ cá nhân và biết làm thế nào để nhận biết và đáp ứng với các dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ để có cách phòng ngừa hợp lý nhất.

Cần biết chỉ số huyết áp của mình

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nặng nếu không được điều trị. Do đó, cần kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm bằng máy đo huyết áp tự động hoặc nhờ nhân viên y tế kiểm tra huyết áp.

Xác định rung nhĩ (Afib)

Afib là một nhịp tim bất thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 500 %. Afib có thể gây chảy máu ở tim và có thể hình thành một cục máu đông và gây đột quỵ. Khi bị Afib cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Ngưng hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp đôi. Nó làm tổn hại thành mạch máu, làm tăng tắc nghẽn động mạch, tăng huyết áp và khiến tim làm việc khó khăn hơn .

Kiểm soát sử dụng rượu

Sử dụng rượu có liên quan đến đột quỵ trong nhiều nghiên cứu. Hầu hết các bác sĩ khuyên không uống hoặc chỉ uống vừa phải - không quá hai ly mỗi ngày.

Cần biết nồng độ cholesterol trong máu

Cholesterol là một chất béo được tích tụ trong máu. Nó cũng có trong thực phẩm. Nồng độ cholesterol cao có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây ra một cơn đột quỵ. Cần đi khám bác sĩ nếu mức cholesterol tổng cộng lớn hơn 200.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhiều người bị bệnh tiểu đường có vấn đề về sức khỏe cũng là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Tập thể dục - Quản lý chế độ ăn uống

Thừa cân ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn. Hãy tập thể dục ít nhất năm lần một tuần. Duy trì một chế độ ăn uống ít calo, muối, chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn khẩu phần ăn chứa nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày.

Điều trị các bệnh về tuần hoàn

Các chất béo có thể chặn các động mạch mang máu đến não và gây đột quỵ. Các bệnh khác như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu nặng cần được điều trị để ngăn ngừa đột quỵ.

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)

Một TIA có các triệu chứng giống như đột quỵ tạm thời, có thể kéo dài một vài phút đến 24 giờ nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn hoặc khuyết tật. TIA và triệu chứng đột quỵ đều giống nhau. Nhận biết và điều trị TIA có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Có tới 40 phần trăm những người đã từng có TIA có thể bị đột quỵ.

Uống An Cung Rùa Vàng giúp dự phòng đột quỵ

Chú ý: Người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, bệnh tim, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não nên có nguy cơ bị tai biến cao, nên uống An Cung Rùa Vàng phòng bằng cách: 

+ Một năm uống 2 lần, chia làm 2 đợt, 6 tháng đầu uống 3 viên, 6 tháng sau uống 3 viên

+ Liều dùng cho người lớn uống mỗi lần 1 viên. Mỗi tuần uống 1 lần, 3 viên dùng 3 tuần.

+ 6 tháng sau tiếp tục uống 3 viên theo liều lượng như trên.

+ Còn đối với những người khỏe mạnh ta có thể để 1 đến 2 viên An Cung Rùa Vàng trong nhà phòng cấp cứu kịp thời vì người khỏe mạnh có thể bị trúng phong bất kỳ lúc nào nếu dùng viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Rùa Vàng trong vòng 24h có thể cứu được, hạn sử dụng là 5 năm.

Khi có người thân bị đột quỵ, có thể gọi điện ngay cho chúng tôi, các bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc kịp thời: 08.62.62.55.99 - 0972.00.55.66



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc