Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Bệnh Tiểu Đường: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng
Theo Hiệp hội American Diabetes Association tại Hoa kỳ có khoảng 21 triệu ngưòi mắc bệnh tiểu đường và trong số này 90% mắc bệnh tiểu đường loại 2. Số người mắc bệnh này ngày càng nhiều do sự lan tràn của bệnh béo phì (obesity). Điều đáng lo ngại là tới 1/3 số người bị bệnh tiều đường mà lại không biết mình có bệnh.
Hiện nay bệnh tiểu đường loại 2 không chữa khỏi đuợc nhưng có thể kiểm soát đươc bằng nhiều cách. Trước tiên là phải theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giữ cân nặng vừa phải. Nếu làm như thế mà vẫn chưa kiểm soát được lượng đường trong máu thì phải dùng thêm dươc liệu, các loại thuốc Tây y kết hợp.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng tới sự chuyển hóa đường (glucose) trong cơ thể. Bệnh này sẽ phát sinh khi:
- Cơ thể có sức đề kháng đối với tác động của insulin (insulin là một hoóc môn điều chỉnh sự hấp thu đường của các tế bào).
- Hoặc cơ thể có sản xuất insulin nhưng không đủ để giữ đường (glucose) trong máu ở mức bình thuờng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh tiểu đường loại 2 phát triển chậm cho nên nhiều người mắc bệnh này nhiều năm sau mới phát hiện, thường phat hiện ra là nhờ các thử nghiệm kiểm tra y lý thông thường.
Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh là khát nước và tiểu nhiều. Lý do là vì số lượng dư glucose lưu chuyển trong cơ thể hút nước từ các mô, làm cho bệnh nhân cảm thấy khát nước. Bệnh nhân sẽ phải uống nước hoặc các chất giải khát khác nhưng càng uống nhiều thì sẽ càng tiểu nhiều.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tiểuđường loại 2 gồm có:
Các triệu chứng giống như cảm cúm Đường là chất đốt cần thiết cho cơ thể nên một khi đường không vào được các tế bào thì bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi bải hoải tay chân.
Sức cân nặng lên xuống Cơ thể cần bù lại số chất lỏng và đường bị mất đi nên làm cho bệnh nhân đói phải ăn nhiều hơn và vì vậy bệnh nhân sẽ lên cân mà hậu quả là sức đề kháng của các tế bào đối với insulin càng mạnh. Nhưng sự ngược lại cũng có thể xảy ra. Bệnh nhân có thể ăn nhiều hơn nhưng vẫn xuống cân vì các mô cơ bắp không nhận đủ glucose để sản sinh năng luợng.
Thi giác bị mờ Đường trong máu cao sẽ rút chất lỏng từ các mô kể cả từ thủy tinh thể mắt làm cho mắt bệnh nhân khó điều tiết. Ngoài ra, sau nhiều năm, bệnh tiểu đường còn có thể làm hư hại các mạch máu hoặc làm mọc thêm các mạch máu mới trên võng mạc.
Các mụn lở lâu lành hay dễ bị nhiễm khuẩn Đặc biệt các phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn bàng quang và âm đạo.
Hư hại thần kinh Glucose dư trong máu có thể làm hư các mạch máu nhỏ dẫn máu đến các dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói hay mất cảm giác nơi bàn tay, bàn chân hoặc cảm thấy nóng bên trong cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân.
Lợi bị sưng đỏ Do bệnh tiểu đưòng, lợi và ổ xương răng có nhiều rủi ro bị nhiễm khuẩn làm cho lợi có thể tách khỏi răng, răng có thể bị lung lay hoặc mụn lở hay túi mủ có thể mọc trên lợi.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường
Nhiều người chỉ biết mình bị bệnh tiểu đường loại 2 khi thử máu vì một nguyên nhân nào đó hay trong dịp kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhưng cũng có một số trường hợp, bệnh tiểu đường loại 2 chỉ được phát hiện khi mà mắt, thận hay các bộ phận khác đã bị căn bệnh làm tổn thương.
Vì lẽ ấy, Hiệp hội American Diabetes Association khuyên mọi người ở tuổi 45 nên đi thử máu. Nếu kết quả bình thường thì phải thử máu lại mỗi ba năm. Nếu kết quả ở mức biên cảnh (borderline) thì phải thử máu lại hàng năm.
Tuy rằng lượng đường trong máu lên xuống, nhưng sự cách biệt cũng tương đối ít. Lượng đường trong máu của một người bình thường sau khi nhịn đói qua đêm nằm trong khoảng từ 70 tới 100 milligam glucose/decilít máu (mg/dL). Nếu mức đường khi đói của một người luôn luôn ở trên 126 mg/dL thì bị bệnh tiểu đường.
Bốn loại thử máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường gồm:
Thử nghiệm ngẫu nhiên (random blood sugar test) Máu đựợc hút từ tĩnh mạch rồi gửi tới phòng thử nghiệm. Vì quý vị không bắt buộc phải nhịn ăn trước khi thử nên mức glucose trong máu có thể cao nhưng không đươc quá 200 mg/dL.
Thử nghiệm khi đói (fasting blood glucose test) Thông thường lượng đường trong máu sẽ lên cao sau khi ăn, nhưng nếu nhịn đói qua đêm thì đường trong máu sẽ xuống thấp nhất. Vì vậy trước khi thử máu quý vị phải nhịn đói qua đêm hoặc ít nhất 8 tiếng.
Máu được hút từ tĩnh mach và đem đi thử nghiệm. Nếu kết quả cao hơn 126mg/dL thì bác sĩ có thể yêu cầu thử máu lại, nếu kết quả vẫn cao thì chắc bị bệnh tiểu đường.
Thử nghiệm thách đố (glucose challenge test) Quý vị phải uống 8 ounce nước đường cực ngọt sau khi đã nhịn đói 6 tiếng. Đường trong máu được đo trước khi uống, và sau đó mỗi một tiếng trong vòng ba tiếng sau khi uống. Nếu đường trong máu lên cao hơn dự liệu và không trở về mức bình thường vào lần đo thứ ba sau khi uống thì chắc là bị bệnh tiểu đường. Thử nghiệm này thường áp dụng cho phụ nữ mang thai.
Thử nghiệm glucated hemoglobin (A1C test) Một số glucose trong màu bám dính vào huyết cầu tố (hemoglobin) có trong các tế bào hồng huyết cầu để tạo thành gluconate hemoglobin hay A1C. Thử nghiệm A1C cho biết lượng glucose trung bình có trong máu trong khoảng thời gian hai hay ba tháng trước khi làm thử nghiệm. Kết quả cho biết bao nhiêu % hemoglobin bị bọc đưòng (glucated) và con số lý tuởng là 7%.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 2 ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì bệnh nhân vẫn bình thường và không thấy triệu chứng gì. Nhưng thật ra bệnh đã bắt đầu xâm nhập vào hầu hết các bộ phận chính trong người kể cả tim, dây thần kinh, mắt và thận. Tác hại biểu hiện dưới hai dạng biến chứng ngắn hạn và dài hạn.
Biến chứng ngắn hạn
Các biến chứng này cần đuơc điều trị ngay:
Giảm glucose huyết (hypoglycemia)
Đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL. Biến chứng này thường xảy ra cho những người phải chích insulin hay uống thuốc tăng hoạt tính của insulin. Đường trong máu có thể giảm vì nhiều lý do như bỏ bữa ăn, tập thể dục quá độ, không điều chỉnh thuốc theo sự thay đổi của mức đường trong máu.
Các triệu chứng gồm có: đổ mồ hôi, run rẩy, mệt mỏi, đói, chóng mặt và buồn nôn. Nếu đường xuống dưới 40 mg/dL thì bệnh nhân sẽ chỉ nói được lắp bắp, mê man hay rối loạn.
Nếu trường hợp này xảy ra, phải cho bệnh nhân ăn hay uống một cái gì ngay lập tức như cục kẹo, soda thuờng, nuớc trái cây hay thỏi glucose.
Nếu đưòng xuống quá thấp thì bệnh nhân có thể bị hôn mê. Trong trường hợp này phải chích ngay glucagon, một hooc môn kích thích sự điều tiết đường vào trong máu.
Tăng glucose huyết (diabetic hyperosmolar syndromes)
Đường trong máu lên tới 600 mg/dL hoặc hơn làm máu đặc lại.
Biến chứng này thường xảy ra khi bệnh tiểu đường không kiểm soát được và cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhân uống nhiều steroid, uống nhiều rượu, bị căng thẳng tâm thần hay bị nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh.
Các triệu chứng gồm có: khát nuớc và tiểu nhiều, đuối sức, chuột rút ở chân, co giật và có khi hôn mê.
Nếu không chữa chạy ngay có thể bị tử vong.
Tăng acid huyết (diabetic ketoacidosis)
Nhiều khi các tế bào thiếu quá nhiều năng lượng nên cơ thể bắt đầu phá vỡ các chất mỡ tạo ra những acid độc hại gọi là ketone.
Các triệu chứng gồm c: không muốn ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau nơi dạ dày và đổ mồ hôi, hơi thở có mùi trái cây.
Biến chứng dài hạn
Tổn hại thần kinh (neuropathy)
Hơn phân nửa số người bị bệnh tiểu đường không ít thì nhiều đều bị tổn thương dây thần kinh vì đường dư thừa làm tổn hại thành của các mao quản dẫn máu tới các dây thần kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương.
Thông thường dây thần kinh cảm giác ở chân và đôi khi ở tay dễ bị tổn hại nhất. Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, tê cóng và nóng nơi đầu ngón chân ngón tay. Lâu ngày cảm giác này sẽ lan dần lên chân và tay. Nếu không chữa trị thì chân tay sẽ mất hẳn cảm giác đến nỗi nhiều khi vết lở loét trở thành ung nhọt mà không hay
Dây thần kinh tiêu hóa mà bị hư hại thì bệnh nhân sẽ buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay táo bón.
Tổn hại thận (nephropathy)
Trong thận có cả triệu các mạch máu viti giúp lọc các chất cặn bã và thải ra ngoài qua đường tiểu. Các mạch máu này có thể bị tổn hại vì bệnh tiểu đường. Tới khi có các dấu hiệu hay triệu chứng như sưng cổ chân hay cổ tay, thiếu máu, khó thở, cao huyết áp thì nhiều khi thận đã bị tổn hại nhiều.
Bệnh nhân bị suy thận hoặc đau thận ở giai đoạn chót sẽ phải lọc máu hay ghép thận.
Tổn hại mắt (retinopathy)
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tổn thương các mạch máu võng mạc, làm đục thủy tinh thể hay tăng áp suất mắt.
Tổn hai tim mạch (cardiovascular disease)
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể tăng rủi ro bị các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, trụy tim, đột quy, động mạch nhỏ lại và cao huyếp áp. Lý do là vì lượng cholesterol xấu trong máu tăng và lượng cholesterol tốt giảm, mà cholesterol tốt là chất có tác dụng bảovệ chống bệnh tim.
Nhiễm khuẩn (infection)
Đường dư trong máu làm hại đến hệ thống miễn dịch và tăng rủi ro nhiễm khuẩn nhất là ở miệng, lợi, phổi, da, thận, bàng quang và bộ phận sinh dục.
Bệnh Alzheimer
Tổn hại tim mạch gây ra bởi bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến sa sút trí tuệ (dementia) vì mạch máu lên não bị tắc nghẽn. Cũng còn có thể quá nhiều insulin trong máu gây nên viêm sưng làm tổn hại đến não.
Phương pháp trị liệu
Điều chỉnh lượng đuờng trong máu phù hợp rất cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tránh các biến chứng dài hạn. Một số người có thể kiểm soát được lượng đường trong máu bằng cách tập thể dục và theo chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng một số người khác lại phải uống thêm thuốc trị liệu.
Hiện nay, có nhiều thuốc trị liệu bệnh tiểu đường, trong đó thuốc được tin dùng và tốt cho bệnh nhân tiểu đường đó là Hedia. Hedia với các thành phần như: Cao khô tương đương Nhân Sâm (Radix Ginseng) 600 mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 400 mg, Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 600 mg, Cát căn (Radix Puerariae) 400 mg, Sơn thù (Fructus Corni officinalis) 320 mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 400 mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae) 600 mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali ) 400 mg, Hoài sơn (Radix Dioscoreae) 320 mg.
Trong đó Nhân sâm có tác dụng bổ ích khí sinh tân, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng hạ đường huyết; Huyền sâm tăng dịch lương huyết có tác dụng hạ đường huyết; Ngũ vị tử sinh tân chỉ hãn; Cát căn sinh tân giảm khát nước; Sơn thù có tác dụng bổ ích can thận thu liễm cố sáp; Mạch môn dưỡng âm sinh tân đồng thời có tác dụng thanh phế;Sinh địa lương huyết thanh nhiệt để sinh tân dịch; Sinh địa tư âm giáng hỏa, lương huyết sinh tân, có tác dụng hạ đường huyết; Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn, chữa chứng lở loét mạn tính, suy nhược lâu ngày; Hoài sơn ích khí dưỡng âm sinh tân giảm khát nước trị các chứng tiêu khát thận âm hư.
Theo dõi glucose huyết
Dùng máy đo cá nhân để theo dõi xem lượng đường trong máu có ở trong mức đã được bác sĩ ấn định dựa vào tuổi tác, các biến chứng và các điều kiện y lý khác (mức lý tưởng là 90-130 mg/dL trước bữa ăn và 180mg/dL hai tiếng sau bữa ăn).
Nếu không phải chích insulin thì có thể chỉ cần đo máu mỗi ngày một lần.
Lý do cần theo dõi glucose huyết là vì mức đường trong máu thay đổi liên tục. Bệnh nhân mà tự theo dõi đươc mức này sẽ có thể giúp bác sĩ tìm hiểu đuợc tại sao mức đường trong máu lên xuống và điều chỉnh trị liệu cho có hiệu quả hơn. Các yếu tố có ảnh hưởng tới sự lên xuống của mức đường trong máu có thể là thức ăn, thể dục, thuốc men, đau ốm, rượu, mức hooc môn thay đổi.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều trái cây rau và ngũ cốc nguyên hạt tức là những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và ít calori. Ăn ít sản phẩm gốc động vật và chất ngọt.
Một khi đã lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp thì điều quan trong là bệnh nhân phải theo đúng, cố gắng ăn cùng một lượng thức ăn với cùng tỷ lệ carbohydrat, protein và chất béo vào những giờ giấc không thay đổi mỗi ngày.
Thể dục
Trước khi tập phải hội ý với bác sĩ tri liệu. Cố gắng tập mỗi ngày ít nhất 30 phút. Nếu ngưng tập lâu thì khi bắt đầu tập lại phải từ từ rồi mới tăng dần.
Tất cả các hoạt động như đi bộ, đạp xe đạp, chơi quần vợt, bơi lội… rất tốt cho bệnh nhân tiều đường.
Giữ cân nặng vừa phải
Mỡ làm tăng sức đề kháng của các tế bào đối với insulin, và khi giảm cân thì tiến trình này sẽ đảo ngươc lại. Do đó nhiều khi chỉ cần giảm cân là đuờng trong máu sẽ trở lại mức bình thường. Thuờng ra giảm chừng10 tới 20 pound là đủ.
Phòng bệnh tiểu đường
Nếp sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2, ngay cả khi trong gia đinh có “dòng máu” bị bệnh này. Dù môt người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 rồi thì nếp sống lành mạnh cũng vẫn có thể giúp người ấy tránh khỏi các biến chứng taihại của căn bệnh này.
Một nếp sống lành mạnh đòi hỏi chúng ta phải tuân theo một số lựa chọn sau đây:
Ăn những thức ăn lành mạnh
Nên chọn những thức ăn ít chất béo và ít calori. Chủ yếu nên ăn nhiều trái cây rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Vận động vừa phải, thích hợp
Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể tập luôn một lúc thì có thể tập mỗi lúc một ít rải đều trong ngày.
Giảm bớt cân nặng dư thừa
Đối với một người béo mập thì giảm đươc 10 pound cũng đã có thể giảm rủi ro bị bệnh tiểu đường. Muốn giữ cân năng vừa phải thì phải cố gắng duy trì lâu dài thói quen tốt về ăn uống và thể dục.
Tự chăm sóc
Người bị bệnh tiểu đường loại 2 phải tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ trị liệu và chuyên viên về dinh dưỡng. Dưới đây là những điều căn bản cần theo:
Quyết tâm quản lý bệnh cho tốt
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường loại 2. Theo dõi mức glucose trong máu đều đặn. Ăn uống lành mạnh. Tập thể dục. Giữ cân nặng vừa phải.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám bệnh tổng quát mỗi năm để xem bệnh tiểu đường có biến chứng hay không và kiểm tra về tim mạch và thận.
Khám mắt hàng năm
Cho bác sĩ nhãn khoa biết là bị bệnh tiểu đường để khám võng mạc và kiểm tra về bệnh đục thủy tinh thể và bệnh tăng áp nhãn.
Giữ gìn răng và lợi cho tốt
Lợi của người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn. Đánh răng và chà kẽ răng ít nhất hai lần một ngày. Đi nha sĩ làm sạch răng hai lần một năm. Khám nha sĩ ngay khi lợi bị chảy máu hay sưng đỏ.
Chủng ngừa đúng kỳ hạn
Bệnh tiểu đuờng làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên dễ mắc bệnh cảm cúm, và viêm phổi. Do đó cần yêu cầu bác sĩ cho chủng ngừa dich cúm hàng năm, cũng như chích ngừa viêm phổi, viêm gan B.
Chăm sóc bàn chân
Bệnh tiểu đường có thể làm hư hại các dây thần kinh ở chân làm cho mất cảm giác bị đau. Vì thế người bị bệnh này có khi không hay mình bị vết thương nơi bàn chân Rồi vì bệnh tiểu đường làm giảm máu xuống bàn chân nên các vết thương ấy lâu khỏi và có khi trở thành ung nhọt. Nếu không chữa trị, bàn chân rồi ống chân có thể phải cắt bỏ. Do dó, hàng ngày phải kiểm tra bàn chân xem có bị mụn nước, vết trầy xước, vết thấm tím, nứt da, tróc da, đỏ hay sưng hay không.
Rửa bàn chân với nước ấm mỗi ngày, cọ kẽ các ngón chân. Lau khô và bôi kem mịn da.
Khi cắt móng chân cẩn thận đừng làm tổn thương đến da xung quanh. Đừng bao giờ tự cắt các chai chân.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?