Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Tiểu Đường Xin Chớ Coi Thường
Biến chứng cấp tính: Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê nhiễm toan ceton hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.
Biến chứng tại các mạch máu lớn làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra tăng huyết áp, các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…
Biến chứng tại các mạch máu nhỏ:
Biến chứng thần kinh: Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ nuôi dưỡng những sợi thần kinh, đặc biệt ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng: châm chích như kiến bò, tê chân, nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân, ngón tay và lan dần lên. Tổn thương những sợi thần kinh tự động kiểm soát việc tiêu hóa có thể gây buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy hay táo bón.
Biến chứng thận: Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Tiểu đường có thể gây tổn thương những hệ thống lọc này. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được.
Biến chứng mắt: Tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
Tổn thương ở da và miệng: Tiểu đường có thể làm cho da dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.
Loãng xương: Tiểu đường có thể làm giảm mật độ xương hơn bình thường, tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Bệnh Alzheimer tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Một giả thuyết cho rằng những biến chứng mạch máu do tiểu đường có thể gây mất trí nhớ bằng cách làm tắc nghẽn mạch máu tới não và gây đột quỵ. Khả năng khác là có quá nhiều insulin trong mạch máu dẫn tới tổn thương não do quá trình viêm hay thiếu hụt insulin trong não đã tước đoạt glucose của tế bào não.
Hedia tố cho bệnh nhân tiểu đường
Như vậy, bệnh tiểu đường đã tác động lên rất nhiều cơ quan, bao gồm: tim, mạch máu, mắt, thần kinh và thận. Kiểm soát đường huyết sẽ giúp phòng ngừa được những biến chứng này một cách hiệu quả, mời các bạn đón đọc tiếp phần II: “Thuốc chữa bệnh tiểu đường phải chăng vô hại?”
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?