Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Bệnh Dạ Dày, Đại Tràng Dễ Tìm, Khó Chữa

Ngày đăng: 14-07-2014 03:31:58  |   Xem các bài viết của admin »
Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, và thường có xu hướng gia tăng bởi chế độ sinh hoạt trong thời kỳ có nhiều nguy cơ không an toàn về vệ sinh thực phẩm cũng như lối sống. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.

Nguyên nhân mắc bệnh thường do:

Sử dụng một số loại Thuốc tây dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và do tình trạng tăng tiết acid: Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 - 90%. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.

Căng thẳng kéo dài, uống quá nhiều rượu, sử dụng hoá chất.

No đói không đều, ăn tối quá no, ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi. Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự  bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu.

Các bệnh tự miễn khác…

 

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng thường thấy là: vùng bụng trên (thượng vị) đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào, cơn đau có thể dịu đi.Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì dạ dày có thể đã bị chảy máu.

Điều trị bệnh dạ dày tá tràng như thế nào?

Hiện nay, phác đồ mục tiêu điều trị bệnh lý dạ dày gồm các giai đoạn: diệt khuẩn H. Pylori , trung hòa acid và làm lành dạ dày. Do đó các nhóm thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường là: Thuốc kháng acid, thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc và kháng sinh. Phác đồ điều trị các thuốc này thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.

Tuy nhiên, việc sử dụng kéo dài các thuốc Tân dược này cũng gây ra những hạn chế nhất định, dùng kháng sinh dài ngày ngoài việc diệt vi khuẩn H.pylori thì đồng thời cũng diệp hệ vi sinh đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Dùng các thuốc kháng  acid, ức chế sự tiết acid kéo dài có thể gây ra giảm tiết acid quá mức, mà acid HCL lại là thành phần chính trong hệ dịch vị, thiếu hụt acid HCL khiến thức ăn không tiêu hóa được gây đầy bụng chậm tiêu, gây vòng luẩn quẩn trong bệnh lý dạ dày. Mà mục tiêu tối thượng trong điều trị  bệnh dạ dày tá tràng là: “Bình thường hóa chức năng dạ dày tá tràng”. Chính vì lẽ đó mà gần đây các bác sỹ chuyên khoa lâm sàng tiêu hóa đang chuyển hướng kết hợp với các thuốc có nguồn gốc Đông dược để kết hợp trong điều trị bệnh lý này. Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo: Dạ dày, đại tràng, Đông Y chữa thế nào?”



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc