Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Kết Tập Tiểu Cầu Và Chứng Đau Đầu
Một trong những nguyên nhân gây ra sự ách tắc lưu thông dòng máu trong cơ thể là chứng kết tập tiểu cầu, sự kết dính tiểu cầu gây nên vón cục tạo thành cục máu đông (huyết khối), làm cho dòng máu lên não không còn được thông suốt, gây ra các bệnh lý do thiếu máu não. Biểu hiện của tình trạng này có thể được thể hiện từ tấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
Dưới đây, là các biểu hiện của bệnh thiếu máu não:
Đau đầu kéo dài:
Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất trong thiếu máu não, chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Ban đầu, đó chỉ là những cơn nhói ở vùng đầu, sau đó lan tỏa khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Người bệnh có cảm giác đầu rất nặng khi di chuyển hoặc khi phải suy nghĩ nhiều.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai:
Kèm theo đau nhức đầu là ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, nhất là lúc đang nằm mà thay đổi tư thế. Tỷ lệ bị chóng mặt chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 87%. Chóng mặt ở người cao tuổi có thể lành tính nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm gây ra, trong đó điển hình là do thiếu máu não, dẫn đến những tai nạn gây chấn thương về xương khớp và sọ não.
Suy giảm trí nhớ:
Hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.
Mất ngủ:
Khi bị thiếu máu não, một số người có biểu hiện mất ngủ, hoặc rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Người bị rối loạn giấc ngủ ít khi được ngủ sâu hay gặp ác mộng hoặc có những cơn hoảng sợ về đêm, khi thức dậy vào sáng hôm sau luôn cảm thấy mệt mỏi chán chường, không muốn làm việc. Mất ngủ kéo dài làm mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động…
Tê bì, nhức mỏi chân tay:
Người bệnh có cảm giác tê bì ở đầu ngón tay, chân, cảm giác kiến bò. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo hai đường ở phía gáy, cảm giác lạnh ở dọc xương sống ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
Để điều trị chứng thiếu máu não như thế nào vừa hiệu quả ổn định lâu dài và hạn chế tối đa các tác dụng phụ, mời các bạn đón đọc tiếp phần III: “Y học cổ truyền trong điều trị thiếu máu não”.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?