Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Vậy, huyết áp là thứ phải tồn tại đương nhiên trong cơ thể con người giống như áp lực nước trong lòng mương, ống nước… Huyết áp được xác định bởi lượng máu tim bơm được (cung lượng tim) và sức cản của động mạch. Tim càng bơm nhiều máu và động mạch càng hẹp thì càng dễ bị tăng huyết áp.
Thông số cao huyết áp
Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:
Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc gọi là chỉ số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (milimét thủy ngân).
Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc gọi là chỉ số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.
Thế nào thì được coi là bị tăng huyết áp?
Khi chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg sau nhiều lần đo thì được gọi là cao huyết áp hay chính xác là tăng huyết áp. Thông thường phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng huyết áp bởi gắn một chẩn đoán tăng huyết áp cho một người đồng nghĩa gắn một trách nhiệm sức khỏe suốt đời cho người đó.
Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.
Huyết áp cao gây biến chứng nhiều bệnh
Nguyên nhân tăng huyết áp
- Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp vô căn hoặc tiên phát, nguyên phát): 90%-95%.
- Tăng huyết áp có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát, mắc phải): 5%-10%.
Điểm khác biệt là tăng huyết áp có nguyên nhân thì chữa triệt để được. Ví dụ: Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận thì sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài.
Nguyên nhân tăng huyết áp vô căn (nguyên phát)
Có tới 95% trường hợp mắc bệnh huyết áp cao ở Mỹ mà nguyên nhân cơ bản không thể xác định được, gọi là tăng huyết áp vô căn. Mặc dù tăng huyết áp vô căn vẫn còn đôi chút bí ẩn, nhưng nó có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ nhất định.
Huyết áp cao có xu hướng xảy ra ở người có tiền sử gia đình có bệnh tăng huyết áp và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến nam giới hơn nữ giới.
Tuổi và chủng tộc cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Tại Hoa Kỳ, người da đen có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp gấp 2 lần so với người da trắng, mặc dù khoảng cách bắt đầu thu hẹp ở độ tuổi từ 44 tuổi. Sau 65 tuổi, phụ nữ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Tăng huyết áp vô căn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống và lối sống. Có một mối liên hệ đặc biệt giữa muối và huyết áp cao. Người dân sống trên các đảo phía Bắc của Nhật Bản ăn muối nhiều hơn bất cứ ai trên thế giới và có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp vô căn cao nhất thế giới. Ngược lại, những người không thêm muối vào thức ăn của họ hầu như không có dấu hiệu của tăng huyết áp vô căn. Phần lớn tất cả những người có huyết áp cao đều “nhạy cảm” với muối”, có nghĩa là bất cứ lượng muối thêm vào nhiều hơn mức tối thiểu cơ thể cần đều là quá nhiều với họ và làm tăng huyết áp. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp vô căn như béo phì, tiểu đường, căng thẳng, không đủ lượng kali, canxi và magiê, thiếu hoạt động thể chất và uống rượu.
Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp mà biết rõ được nguyên nhân gây bệnh được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Trong số các nguyên nhân được biết đến tăng huyết áp thứ phát, bệnh thận chiếm cao nhất.
Tăng huyết áp cũng có thể được gây ra bởi hở van động mạch chủ, cường giáp, khối u hoặc những bất thường khác gây ra với tuyến thượng thận (tuyến nhỏ nằm trên đỉnh thận) để tiết ra một lượng dư thừa của các chất kích thích làm tăng huyết áp.
Thuốc tránh thai, đặc biệt là những thuốc có chứa estrogen có thể làm tăng huyết áp hoặc các thuốc co mạch máu, thuốc có tác dụng phụ giữ muối, nước… Những người có nhiều khả năng bị tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
Tiền sử trong gia đình có người bị huyết áp cao.
Hút thuốc, uống rượu quá mức.
Phụ nữ mang thai hoặc uống thuốc ngừa thai.
Những người trên 35 tuổi.
Những người thừa cân hoặc béo phì, ít vận động.
Những người ăn quá nhiều thức ăn béo hoặc thực phẩm có quá nhiều muối.
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân cao huyết áp
Phòng bệnh tăng huyết áp
Kiểm tra, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.
Thực hiện lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7-8 giờ/ngày và ngủ đúng giờ.
Giảm cân, tránh béo phì.
Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò và các loại sữa và trứng. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi.
Bỏ những thói quen xấu: Ngưng hút thuốc lá, Bớt uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
Kết hợp uống An Cung Rùa Vàng, mỗi ngày 1 viên, uống mỗi đợt 3 viên, 6 tháng dùng 1 đợt, giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả, giúp phòng được các chứng bệnh do cao huyết áp gây ra, nhất là bệnh đột quy hay tai biến mạch máu não.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?