Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Các Loại Thuốc Chữa Bệnh Đột Quỵ Hiệu Quả
Một số thuốc chống đông máu
Cục máu đông là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu với 3 giai đoạn chính là: co mạch, kết tập tiểu cầu, đông máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch... và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong. Do vậy, việc sử dụng thuốc chống đông máu trong dự phòng và điều trị các bệnh do nguyên nhân huyết khối đóng vai trò rất quan trọng.
Có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính được sử dụng trên lâm sàng với bản chất và cơ chế tác dụng khác nhau.
Heparin
Trong thực tế điều trị hiện nay có 2 loại heparin: heparin thường (trọng lượng phân tử trung bình 12.000 - 15.000) và heparin trọng lượng phân tử thấp (trọng lượng trung bình 5.000).
Đường dùng: Heparin không hấp thu qua đường uống và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Do vậy các heparin phải tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp.
Thuốc kháng vitamin K
Nguồn gốc: Là chất chống đông máu tổng hợp, dẫn xuất của coumarin (Coumadin, Sintrom) và indandion (Pindione, Prerviscan).
Đường dùng: Là thuốc chống đông máu đường uống, thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng tác động chậm, chỉ có tác động sau khi uống 48 - 120 giờ.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Đường dùng: Nhóm này gồm các thuốc dùng theo đường uống.
Cơ chế tác dụng: Thuốc ngăn ngừa sự hình thành nút chặn tiểu cầu nên có tác dụng chống đông máu từ giai đoạn cầm máu sơ cấp.
Có 5 nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu chính được sử dụng trên lâm sàng hiện nay:
Aspirin là thuốc kinh điển có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhưng nhiều năm gần đây, nó được dùng như một thuốc chống kết tập tiểu cầu với liều thấp 100 mg/ngày.
Clopidogrel (Plavix) là dẫn xuất thienopyridin đã được chứng minh trên số lượng lớn bệnh nhân có hiệu quả và độ an toàn cao trong phòng ngừa các biến cố huyết khối ở động mạch.
Ticlopidin (Ticlid) có cấu trúc hóa học tương tự như clopidogrel, do đó có cơ chế tác dụng giống clopidogrel. Về hiệu quả điều trị, 2 thuốc này là tương tự nhau, nhưng ticlopidin kém an toàn hơn vì tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn là giảm bạch cầu hạt cao 3,2% (trong khi clopidogrel chỉ là 0,15%, aspirin là 0,21%).
Dipyridamol (Agrenox, Persantin) có cơ chế tác dụng chưa rõ ràng hay được sử dụng phối hợp với aspirin.
Và cuối cùng là Trifusal (Disgren), một chất thuộc nhóm salicylat có cấu trúc gần giống aspirin. Thuốc có tác dụng chọn lọc trên cyclooxygenase của tiểu cầu, do đó ức chế sự tạo thành thromboxan A2, là chất gây kết tập tiểu cầu mạnh nhất. Có nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có hiệu quả tương đương aspirin trong phòng ngừa các biến cố do huyết khối động mạch và tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ chảy máu nặng thấp hơn.
Thuốc An Cung Rùa Vàng chữa bệnh đột quỵ như thế nào?
- An Cung Rùa Vàng khi đi vào cơ thể làm tan cục máu đông theo cơ chế tiêu tan mãng xơ vữa của máu.
- Kích thích phục hồi vùng não bị tổn thương, vùng não hấp hối đang chết.
- An thần và giảm tiêu thị oxy trong não, giữ cho não hoạt động ở môi trường thiếu oxy mà sống được lâu nhất.
- Cơ chế phục hồi não làm cho bệnh nhân không bị liệt cơ tròn, giúp khả năng tiểu tiện tự chủ hơn.
- Phục hồi dây thần kinh màn hầu, giúp nói năng dễ hơn, không bị nói ngọng, nói lắp do méo miệng.
- Thuốc khi đi vào cơ thể làm cho bệnh nhân tỉnh táo hơn, vì thuốc có chứa xạ hương làm tăng cường tưới máu, làm giãn mạch máu bị hẹp, giúp dòng máu lưu thông ổn định.
Liều dùng trong các trường hợp cụ thể như sau:
Đối với bệnh nhân xuất huyết não sau 24h sơ cấp cứu, chụp não phát hiện xuất huyết não, chúng ta bắt đầu cho bệnh nhân uống An Cung Rùa Vàng, vì trong thời gian bệnh nhân đột quỵ đang hồi sức tích cực không nên cho bệnh nhân ăn uống gì, nhằm để phục hồi đường thở tốt nhất. Nếu sau 24 giờ bệnh nhân qua khỏi, ổn định đường thở thì bắt đầu mới cho dùng An Cung Rùa Vàng với liều dùng như sau: Ngày dùng 1 viên, dùng 3-6 viên/đợt, nếu có uống thuốc Tây thì cách 1h. Trường hợp bệnh nhân hạ nhiệt độ, tụt huyết áp và khả năng chảy máu não rất nhiều, xuất huyết toàn bộ não (chụp não đen sì), xuất huyết não trên 10cm thì tuyệt đối không nên dùng An Cung Rùa Vàng.
Đối với bệnh nhân nhồi mãu não, có hôn mê, đưa bệnh nhân đến bệnh viên chụp cắt lớp não để xá định ổ nhồi máu, sau 24 giờ sơ cấp cứu bắt đầu cho bệnh nhân uống An Cung Rùa Vàng với liều dùng như sau: Trường hợp bệnh nhân sốt cao, uống 2 viên/ngày, 3 - 5 ngày/đợt, trường hợp bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ, uống 1 viên/ngày, 3-6 ngày/đợt.
Đối với bệnh nhân thường xuyên đau đầu, thiếu mãu não thoáng qua, thì không cần đến bệnh viện, tự phục hồi sau 24h nên dùng An cung Rùa Vàng kết hợp với Thông Tâm Mạch với liều dùng như sau: An Cung Rùa Vàng ngày dùng 1 viên, dùng trong 3 ngày/đợt, Thông Tâm Mạch ngày dùng 6 viên, dùng trong 1 tháng.
Tham khảo sản phẩm An Cung Rùa Vàng:
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?