Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Đột Quỵ Não Là Gì?
Nguyên nhân đột quỵ não
Đột quỵ não thường do 2 nguyên nhân chính gây ra:
- Mạch não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ hoặc cục máu đông hay mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não và gây tắc.
- Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột quá mức, vỡ phình động mạch não (mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ).
- Ngoài ra còn có nguyên nhân ít gặp là: Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tương tự trường hợp trên nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ
Tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, cholesterol máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ…), hút thuốc lá, nghiện rượu, rối loạn chức năng đông máu, béo phì, ít vận động.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
- Đột ngột yếu tay, chân, tê bì ở mặt, đặc biệt yếu, tê liệt nửa người.
- Đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực.
- Đột ngột khó nói, nói ngọng hoặc không hiểu người khác nói.
- Đột ngột đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân.
- Đột ngột chóng mặt (xây xẩm mặt mày) loạng choạng, ngã mà không giải thích được lí do.
- Ngoài ra có thể thấy đột ngột nấc, buồn nôn, nôn mà không có lý do.
Làm gì khi người thân đột quỵ?
- Đỡ bệnh nhân để họ không bị ngã (vì bệnh nhân tự ngã có thể gây chấn thương sọ não kèm theo sau khi bị đột quỵ).
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất
- Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não. Do đó cần hô hấp nhân tạo, nếu cần phải dùng miệng thổi vào miệng bệnh nhân nếu bệnh nhân ngừng thở (lưu ý là để bệnh nhân nằm ngửa ra sau, 1 tay bịt mũi bệnh nhân, 1 tay ấn cằm mở miệng bệnh nhân và lấy miệng mình thổi vào miệng bệnh nhân nếu thổi đúng thì ngực bệnh nhân nở ra theo nhịp thổi vào.
- Cần khẩn trương đưa người bệnh vào bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bệnh đột quỵ não “thời gian là vàng”, tắc mạch hoặc vỡ mạch máu phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng, di chứng liệt nửa người, bại não…
Hiện nay các bệnh viện chuyên khoa đã có phương tiện chẩn đoán hiện đại để chẩn đoán, có thầy thuốc chuyên môn sâu , chẩn đoán chính xác tắc mạch hay vỡ mạch để có thuốc điều trị tan cục máu đông hoặc có thể can thiệp làm cầm máu nơi vỡ mạch và bệnh nhân được hồi phục nhanh chóng.
Những điều không được làm khi bị đột quỵ
- Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm bệnh thêm trầm trọng hơn. Đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng:
+ Chảy máu não do vỡ mạch máu.
+ Nhồi máu não do tắc mạch.
- Hai dạng này cùng gây đột quỵ não nhưng đối nghịch nhau về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị do đó cần có các thầy thuốc chuyên khoa ở cơ sở điều trị có phương tiện chẩn đoán hiện đại để xác định rõ đột quỵ do nguyên nhân nào để điều trị chính xác nhất.
- Không được cố di chuyển đầu cổ bệnh nhân (trong trường hợp bị ngã hoặc tai nạn) có thể gây tổn thương cột sống thứ phát. Để bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.
- Không được cho bệnh nhân ăn, uống và đề phòng nôn gây trào ngược bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không được dùng Aspirin.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi HA > 180/100 mmHg (lưu ý không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi).
Phòng ngừa bệnh đột quỵ
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: điều trị cao huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipit máu (cholesterol máu), bỏ thuốc lá, chống béo phì.
- Tăng tập thể dục tùy theo tình trạng sức khỏe mà lựa chọn bài tập cho hợp lý- không luyện tập quá sức.
- Giảm những căng thẳng (giảm stress), tránh thay đổi đột ngột về tư thế, thay đổi đột ngột từ nơi khí hậu nóng vào nơi khí hậu lạnh hoặc ngược lại hoặc thay đổi đột ngột về áp xuất.
- Những người có huyết áp cao cần hạn chế uống bia… dùng thuốc huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Những người mang van tim nhân tạo phải dùng thuốc kháng đông theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp phòng ngừa, cấp cứu và điều trị bệnh đột qụy hiệu quả. Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?