Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Phương Pháp Mới Đem Lại Cơ Hội Sống Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tắc mạch não như tuổi cao, mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, đái tháo đường, hẹp động mạch cảnh… Đáng nói, đột quỵ không chỉ gặp ở người già mà có xu hướng gia tăng ở người trẻ, để lại những di chứng nặng nề khiến người bệnh mất khả năng lao động.
Điều nguy hiểm của bệnh lý đột quỵ do tắc động mạch não, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong cao. Nếu sống, cũng để lại những di chứng nặng nề. Nguyên nhân là do khi bị tắc động mạch (tắc nghẽn hoàn toàn, hoặc gần hoàn toàn do cục máu đông) khiến não không được cung cấp đủ máu, khiến các tế bào não không được tưới máu, không được nuôi dưỡng, làm giảm oxy... Quá trình này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương tế bào não, thậm chí làm chết tế bào và gây ra các di chứng nặng nề. Vì thế, thời gian cấp cứu, giúp “thông” mạch tắc này là điều kiện sống còn để cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, điều này rất khó khăn do quá trình vận chuyển bệnh nhân, nhận thức sớm được dấu hiệu nguy hiểm của bệnh...
Thường bệnh nhân tai biến mạch não được điều trị bằng các biện pháp hồi sức về hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh huyết áp, kiểm soát tăng đường máu, tăng cường tuần hoàn não, dùng các thuốc chống ngưng tập kết tiểu cầu...
Hiện nay, thêm một phương pháp mới được ứng dụng, đó là cùng với những biện pháp trên, bệnh nhân sẽ được uống thuốc An Cung Rùa Vàng.
An Cung Rùa Vàng là thuốc cấp cứu đông y rất hiệu quả trong việc làm tan cục máu đông, dùng để cấp cứu, điều trị và phòng bệnh đột quỵ rất hiệu quả. Thuốc An Cung Rùa Vàng là sản phẩm của Công ty TNHH Dược Thường Thái Diên An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, được nhập khẩu về Việt Nam và được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo tiêu chuẩn CP 2005, số giấy phép lưu hành sản phẩm VN-10650-10 và cho phép các bệnh viện dùng thuốc điều trị bệnh tai biến mạch máu não. Hiện nay, thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Rùa Vàng đã được nghiên cứu lâm sàng và đang điều trị tại hầu hết các bệnh viện tuyến Trung ương, đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đột quỵ và họ đều đã bình phục trở lại.
Là một phương pháp hiệu quả, nhưng với căn bệnh này luôn yêu cầu phải có “thời gian vàng” trong điều trị. Bệnh nhân được phát hiện, điều trị càng sớm càng tốt, phương pháp này cũng không loại trừ yếu tố đó. Thời gian tối ưu nhất điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp là trong vòng 1-3 giờ đầu tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên, hiệu quả nhất là trong vòng 1 giờ. Vì thế, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh như: Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tê bì tay hoặc chân (thường xảy ra một bên cơ thể), đột ngột rối loạn ý thức, đau đầu dữ đội, mất thăng bằng... để nhanh chóng đưa người bệnh tới viện và được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?