Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Phòng Và Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ
Các rối loạn giấc ngủ thường gặp
- Mất ngủ: không có khả năng ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không ngon, không sâu, không hồi phục sức khỏe khi ngủ dậy. Các triệu chứng có thể là cấp tính (kéo dài một đến một vài đêm) hoặc mạn tính (trên 1 tháng).
- Ngưng thở khi ngủ: đây là một rối loạn có khả năng đe dọa sinh mạng tiềm ẩn vì ngưng hô hấp trong một thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển khi ngủ và buồn ngủ ban ngày.
- Ngáy: một tình trạng phổ biến ở tất cả các lứa tuổi và ở cả hai giới. Ngáy được gây ra bởi sự rung động mô khi đường thở bị tắc nghẽn một phần và có thể dẫn đến thở bất thường và gây gián đoạn giấc ngủ.
- Rối loạn chuyển động chi có chu kỳ: một rối loạn ảnh hưởng đến các chi, do đó gây khó ngủ vào ban đêm, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường trong ngày. Các chuyển động của rối loạn chuyển động chi có chu kỳ xảy ra thường xuyên, nhất là khi bắt đầu buồn ngủ và tự phát, bạn không thể điều khiển được các chuyển động này.
- Hội chứng chân không yên: một rối loạn chuyển động được đặc trưng bởi một cảm giác khó chịu và/ hoặc căng thẳng thần kinh ở chân và một sự thôi thúc đẩy phải di chuyển chân trong giấc ngủ. Các triệu chứng tạm thời giảm khi chuyển động hoặc có áp lực.
Phòng và điều trị rối loạn giấc ngủ
- Để có giấc ngủ ngon và sâu cần tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Trước khi ngủ cần tập thể dục đầu cổ, xoa nhẹ thái dương để dễ đi vào giấc ngủ ngon. Phòng ngủ ánh sáng vừa phải, yên tĩnh, không ồn ào.
- Những người thường xuyên mất ngủ không nên dùng những thực phẩm gây khó ngủ như caphe, thuốc lá, rượu, các chất kích thích khác…
- Về điều trị: Tùy thuộc vào rối loạn giấc ngủ và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn này, điều trị có thể bao gồm điều trị dùng thuốc, thay đổi hành vi, sử dụng dụng cụ nha khoa, mang thiết bị thở khi ngủ, phẫu thuật…
- Theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên để đảm bảo kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ được thành công. Những thay đổi trong giấc ngủ sau điều trị sẽ có điều kiện để được theo dõi, đảm bảo can thiệp kịp thời và thích hợp nếu cần thiết.
- Bênh cạnh đó, nên kết hợp uống An Cung Hàn Quốc và Thông Tâm Mạch giúp giảm căng thẳng mỏi mệt trong cuộc sống hàng ngày, tạo giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn. An Cung Hàn Quốc uống một đợt 3 hộp (mỗi hộp 10 viên): hộp đầu tiên 2 ngày uống 1 viên; hộp thứ 2, mỗi tuần uống 2 viên; hộp thứ 3, mỗi tuần uống 1 viên. Thông Tâm Mạch, mỗi ngày uống 6 viên, chia làm 3 lần (sáng, trưa, tối), uống liên tục trong 1 tháng. Liên hệ tư vấn: 0972. 00 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?