Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Dùng Thuốc An Cung Rùa Vàng Có Tác Dụng Phụ Không?
Đã gọi là thuốc thì có tới 90% các loại thuốc đều để lại tác dụng phụ, khác nhau là tác dụng phụ đó ảnh hưởng ít hay nhiều tới sức khỏe con người mà thôi. Vậy đối với thuốc An Cung Rùa Vàng thì sao? Khi dùng thuốc An Cung Rùa Vàng để chữa bệnh tai biến mạch máu não có tác dụng phụ gì không?
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng, có bệnh mới dùng tới thuốc. Và thuốc An Cung Rùa Vàng là một loại thuốc chữa bệnh chứ không phải là thuốc bổ. Thế nên chỉ có người bị bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não mới sử dụng thuốc An Cung Rùa Vàng. Vì thế, khi nói tới tác dụng phụ của An Cung Rùa Vàng chúng tôi chỉ đề cập tới vấn đề sử dụng An Cung Rùa Vàng không đúng sẽ để lại những tác dụng phụ nào mà thôi.
Đột quỵ, tai biến mạch máu não có nhiều loại khác nhau, vì thế việc sử dụng An Cung Rùa Vàng ở từng giai đoạn cũng là khác nhau. Những trường hợp dưới đây nếu dùng An Cung Rùa Vàng sẽ để lại các tác dụng phụ, có trường hợp còn gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân bị hôn mê kèm theo các triệu chứng: Mặt trắng bệch, môi tái nhợt, nằm yên bất động, rêu lưỡi trắng nhớt, tay xòe, chân tay lạnh, mồ hôi trán dính như dầu, chất lưỡi trắng nhớt... đó là “hàn bế”; không được uống An Cung Rùa. An Cung Rùa Vàng là bài thuốc dùng để chữa trong trường hợp hôn mê do “nhiệt bế”, nếu sử dụng đối với “hàn bế” sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng.
- Trong quá trình sử dụng An Cung Rùa Vàng cần theo dõi diễn biến, biểu hiện của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sợ rét, chân tay lạnh, sắc diện trắng nhợt, vã mồ hôi lạnh, mạch đập yếu... cần lập tức ngừng sử dụng. Đó là hiện tượng Đông y gọi là từ “bế chứng” chuyển sang “thoát chứng”.
- Do trong thành phần của An Cung Rùa Vàng có xạ hương và ngưu hoàng, đây là những vị thuốc dễ gây trụy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần rất thận trọng khi sử dụng An Cung Rùa Vàng.
- Thành phần của An Cung Rùa Vàng không phải chỉ chứa các vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe, nó còn chứa chu sa và hùng hoàng. Đây là hai vị thuốc có tính độc. Chu sa có thành phần chính là sunfua thủy ngân thiên nhiên (chứa thủy ngân (Hg) 86,2% và sunfua (S) 13,8%); Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%, sunfua 29%. Do đó không được sử dụng An Cung Rùa Vàng với liều cao hoặc sử dụng dài ngày. Người chức năng gan thận không kiện toàn sử dụng càng cần thận trọng.
Trên đây là những trường hợp hay gặp nhất sẽ gây tác dụng phụ cho bệnh nhân khi sử dụng An Cung Rùa Vàng. Vì thế, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ, được hướng dẫn chi tiết trước khi dùng. Người nhà có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não trong quá trình sử dụng An Cung Rùa Vàng phải theo dõi cẩn trọng, ngừa trường hợp biến chứng khi sử dụng. Tư vấn dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?