Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Cách Điều Trị Đột Quỵ Hiệu Quả Nhất
Cách sơ cấp cứu người đột quỵ
Khi gặp người bị đột quỵ, cần được sơ cứu nhanh và đúng cách, việc chờ đợi người có chuyên môn cũng như việc di chuyển, xê dịch người bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết hoặc tốn kém thời gian làm cho phần não thiếu dưỡng khí bị tổn thương không thể hồi phục được. Do đó, việc xử lý cấp cứu kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi hoàn toàn tình trạng của người bệnh sau này. Phương pháp sau đây được phổ biến theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa.
- Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng, cố định đầu, nằm nghiêng, nới lỏng áo quần cho bệnh nhân dễ thở, nếu bệnh nhân có nôn ói thì lau sạch đàm nhớt, nếu ngừng hô hấp thì tiến hành hô hấp nhân tạo. Tránh tối đa việc xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết, làm tổn thương não.
- Không cho ăn hay uống bất cứ thức gì, không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…
- Sau đó nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất, để được các bác sĩ chuyên khoa chữa trị kịp thời.
- Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được nhanh chóng đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng về sinh hóa-huyết học, đo điện tim; chụp CT San não hoặc MRI não (chụp cắt lớp điện toán hoặc chụp cộng hưởng từ) để biết bệnh nhân tai biến thuộc thể gì và có phương pháp điều trị tích cực.
Điều trị đột quỵ bằng thuốc An Cung Rùa Vàng
- Đây là thời gian vàng để bệnh nhân tai biến mạch máu não dùng thuốc An Cung Rùa Vàng, bởi vì thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh đột quỵ cấp trong 1-3 giờ đầu. Liều dùng mỗi ngày uống 1 viên, uống 3-5 viên và theo dõi tình hình bệnh nhân dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Cách dùng: Bỏ lớp sáp trắng, lớp giấy bóng, hòa tan viên hoàn mềm với nước ấm và cho bệnh nhân uống từ từ, nếu bệnh nhân không tự uống được thì cho uống qua ống sonde dạ dày.
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh, làm tan cục máu đông phòng ngừa di chứng tàn phế và tử vong cho người bệnh.
Kết quả dùng thuốc An Cung Rùa Vàng cho một số bệnh nhân cho thấy triệu chứng yếu liệt cải thiện tốt ngay trong 24 giờ đầu, hầu hết phục hồi hoàn toàn khi xuất viện. Thời gian nằm viện rút ngắn từ 6-13 ngày.
Điều trị phục hồi di chứng sau đột quỵ
Di chứng sau đột quỵ để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại được. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt như sau:.
Chế độ sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, cần có sự giúp đỡ từ người thân. Người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế nằm 4 tiếng/một lần để tránh loét người. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hàng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người thân chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc An Cung Rùa Vàng để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Mỗi ngày uống 1 viên An Cung Rùa Vàng, uống 3-5 viên giúp các chức năng dần hồi phục sau khi bị đột quỵ.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?