Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Bệnh Đau Nửa Đầu Và Cách Chữa Trị
Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
- Cơn đau đầu thường xuất hiện về đêm và gần sáng, rất ít gặp vào ban ngày, bệnh nhân thường xuất hiện 1-2 cơn đau trong một tuần và ít hơn 8 cơn đau trong 1 tháng. Thời gian cơn đau có thể kéo dài 4-72h và đạt cường độ mạnh nhất sau khởi phát cơn từ 1-2h.
- Đau khu trú ở một bên đầu sau đó có thể lan sang bên dối diện hoặc đau quanh đầu (theo đường vành khăn quanh trán).
- Cảm giác đau âm ỉ khó chịu, thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn đau nhói như kim châm, đau theo nhịp nẩy của mạch máu thái dương và nhịp đập của tim.
- Trong cơn đau bệnh nhân rất khó chịu với ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc hay mùi lạ trong không khí.
- Cơn đau tăng lên khi làm việc và gắng sức, nếu nghĩ ngơi yên tĩnh cơn đau sẽ giảm dần.
- Một số bệnh nhân có thể kèm theo buồn nôn và nôn hoặc số ít bị các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, chán ăn hay tiêu chảy.
- Trước khi xuất hiện cơn đau đầu khoảng 1 giờ, bệnh nhân có các dấu hiệu như rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ theo trình tự xuất hiện trong thời gian khoảng 20 - 30 phút sau đó mới xảy ra cơn đau đầu.
- Rối loạn thị giác là dấu hiệu điển hình nhất chiếm khoảng 80% với biểu hiện như hoa mắt, bệnh nhân nhìn thấy các vân sáng ngoằn nghèo, nhiều màu sắc sau đó mất đi để lại những khoảng tối. Một số lại có biểu hiện không nhìn thấy trong khoảng thời gian ngắn.
- Rối loạn cảm giác, 70% các trường hợp đi kèm rối loạn thị giác với các biểu hiện dị cảm kiểu kiến bò, tê cóng ở một bên như bàn tay và quanh mồm, một số trường hợp nặng có thể mất cảm giác hoàn toàn.
- Rối loạn ngôn ngữ thường ít gặp hơn trong các tiền triệu của bệnh đau nửa đầu. Một số các biểu hiện như quên từ, loạn ngôn, người khác nói tạm thời không hiểu gì hay không ý thức được điều mình đang diễn đạt.
Hậu quả của bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu không chỉ gây ra cho người bệnh những cơn đau đầu rất khó chịu, dai dẳng tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống, mới đây các nhà khoa học cũng công bố các nghiên cứu nó không ảnh hưởng đến trí tuệ nhưng những người đau nửa đầu tái phát dai dẳng lại có thể dẫn đến những nguy cơ khác như:
- Trầm cảm
- Nguy cơ đột quỵ tăng cao gấp 2,16 lần so với người bình thường, với phụ nữ dùng thuốc tránh thai nguy cơ gấp 8 lần so với người không dùng.
- Rối loạn thị giác, mắt dễ bị suy thoái võng mạc do rối loạn chuyển máu lên não, có thể gây giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
Có thể điều trị bệnh đau nửa đầu bằng nhiều phương pháp như:
- Giảm căng thẳng mỏi mệt, tạo cuộc sống vui tươi lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, luyện tập thể dục vừa sức…
- Sử dụng các loại thuốc cắt cơn đau. Phổ biến nhất là hoạt chất paracetamol, có thể kết hợp với codein để tăng khả năng giảm đau của thuốc. Đây là loại dùng phổ biến trong đau đầu nói chung thể nhẹ và vừa, giảm các triệu chứng đau, không điều trị nguyên nhân gây đau. Khi đau đầu ở mức độ nặng bác sĩ có thể xác định và cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau trung ương như morphin, tuy nhiên đây là loại thuốc rất độc và tính nguy hại cao đối với người sử dụng. Các thuốc sử dụng cắt cơn đau nửa đầu cần có sự theo dõi và giám sát của bác sĩ trong quá trình sử dụng, ngoài ra không được làm dụng thuốc trong quá trình điều trị tránh hiện tượng "đau đầu do thuốc"
- Sử dụng thuốc điều trị dự phòng cơn đau. An Cung Hàn Quốc và Thông Tâm Mạch là hai sản phẩm tốt của Đông y hiện đang được dùng rất phổ biến vì chúng có tác dụng lưu thông và tăng cường máu lên não giúp bệnh nhân giảm đau đầu hiệu quả, giúp an thần ngủ ngon và trí tuệ minh mẫn, phòng bệnh về lâu về dài và không gây tác dụng phụ. Hiện nay, để dự phòng cơn đau nửa đầu hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp dùng kết hợp dùng An Cung hàn Quốc và Thông Tâm Mạch với liều dùng như sau: An Cung uống một đợt 3 hộp (mỗi hộp 10 viên): hộp đầu tiên 2 ngày uống 1 viên; hộp thứ 2, mỗi tuần uống 2 viên; hộp thứ 3, mỗi tuần uống 1 viên. Thông Tâm Mạch, mỗi ngày uống 6 viên, chia làm 3 lần (sáng, trưa, tối), uống liên tục trong 1 tháng. Liên hệ tư vấn: 0972. 00 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?