Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Phòng Bệnh Đột Quỵ Trong Mùa Lạnh Kéo Dài
Thống kê của các bệnh viện cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng 15% so với bình thường. Trong đó, đa phần là người cao tuổi có các bệnh như: cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, từng bị cơn thiếu máu thoáng qua, uống rượu bia…
Huyết áp con người thường dao động theo mùa và đặc biệt có khuynh hướng tăng cao trong mùa đông, nhất là ở những người già. Chính sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Tại sao mùa lạnh kéo dài dễ dẫn đến đột quỵ?
Vào mùa lạnh, cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi), do đó, dễ gây các biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.
Ở người già, do khả năng miễn dịch, khả năng chịu lạnh kém hơn người trẻ tuổi, mạch máu giảm tính đàn hồi, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường, dự trữ chức năng không còn nhiều nên rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt, với những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Vào buổi đêm, người cao tuổi thường bị lạnh hơn người trẻ tuổi. Khả năng chịu lạnh kém nên nguy cơ càng cao. Còn vào sáng sớm, do đang trong chăn ấm, dậy và ra ngoài đột ngột gặp lạnh dẫn đến đột quỵ.
Phòng bệnh đột quỵ trong mùa lạnh kéo dài
Theo các chuyên gia, để hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi vào mùa đông, cần chú ý các yếu tố sau:
Cần vận động nhiều vào mùa đông. Nếu lạnh nên vận động trong nhà, nơi không có gió lùa.
Ăn uống đủ chất nhưng hạn chế các món ăn nhiều chất béo, đường, mặn.
Phòng ngủ cần đảm bảo đủ độ ấm, cung cấp oxy tốt nhưng không bị gió lùa.
Giường ngủ sạch sẽ, đệm êm, đảm bảo độ cứng cũng như độ thoáng khí cho cơ thể.
Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng, mỗi tháng 1 viên, mỗi năm uống 2 đợt, 6 tháng đầu uống 3 viên và 6 tháng sau tiếp tục uống 3 viên nữa. Trong đợt dùng An Cung Rùa Vàng, kết hợp uống Thông Tâm Mạch, ngày 6 viên, uống liên tục trong 1 tháng, giúp phòng bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?