Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Bệnh Cao Huyết Áp Ở Người Già
Bệnh cao huyết áp thường khó phát hiện với diễn biến không rõ ràng và triệu chứng bên ngoài thường rất mơ hồ khiến nhiều người bị bệnh mà không biết mình bị cao huyết áp. Đến khi bệnh khởi phát nặng, gây biến chứng thì lúc đó đã muộn. Vậy làm sao để phát hiện bệnh cao huyết áp và có cách phòng bệnh cũng như điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như: tim, mạch, não, thận và mắt. Có hai loại tăng huyết áp. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Tuổi tác: Ở lứa tuổi 60 trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp là 1/3.
Yếu tố xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn do nhịp sống căng thẳng, khẩn trương.
Béo phì: Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép (chỉ số BMI ở nam hơn 25, nữ hơn 30).
Nghiện rượu và thuốc lá.
Ăn mặn: Lượng muối quá 5g/ngày.
Rối loạn lipid máu và tiểu đường.
Triệu chứng cơ bản của cao huyết áp
Đại đa số người bệnh cao huyết áp điều có những triệu chứng rất mơ hồ. Không phải ai bị bệnh cũng đều có những triệu chứng như vậy, và có khoảng 33% người bệnh mà không biết mình bị bệnh. Những triệu chứng cơ bản của cao huyết áp gồm:
Người bệnh thường cảm thấy cơn đau đầu dữ dội.
Người thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
Có thể nôn ói trong một số trường hợp.
Xuất hiện những vấn đề bất thường về thị giác.
Ở một số bệnh nhân bị đau ngực.
Có thể xuát hiện các vấn đề về hô hấp và tiểu máu.
Phải quan tâm đến bệnh cao huyết áp của người già
Một thống kê cho biết, tuổi thọ của người già có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh diễn tiến chậm và khó phát hiện, phần lớn người bệnh không biết mình bị cao huyết áp vì bệnh thường không có triệu chứng.
Cao huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận… có thể gây tử vong.
Phòng và điều trị tăng huyết áp ở người già
Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động vừa phải… Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền để hạ huyết áp.
Để điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn giảm cân nếu thừa cân, ăn ít muối, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và các chất kích thích; năng vận động thể lực như đi bộ, bơi, tập dưỡng sinh, thái cực quyền… Nên sử dụng nước uống có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như hoa hòe, chè sen vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc… Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết.
Kết hợp uống An Cung Hàn Quốc, mỗi ngày 1 viên, mỗi đợt uống 20-30 viên, giúp phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?