Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ

Tìm Hiểu Về Bệnh Tiểu Đường

Ngày đăng: 20-01-2015 04:12:29  |   Xem các bài viết của admin »
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh mang tính trao đổi đặc trưng với lượng đường máu cao. Đái tháo đường là do không bài tiết đủ lượng insulin hoặc tác dụng sinh học bị tổn thương, hoặc bao gồm cả hai nguyên nhân trên gây nên. Bệnh đái tháo đường tồn tại lượng đường máu cao trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương mãn tính, gây trở ngại chức năng cho các tổ chức, đặc biệt là mắt, thận, tim, huyết quản, thần kinh…

Đái tháo đường có những loại nào?

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF), bệnh đái tháo đường có thể chia thành 4 loại là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường đặc tính khác và đái tháo đường do thai nghén. Trong đó, tiểu đường type 1 và type 2 là phổ biến nhất.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thường không khó, nếu như chỉ số kiểm tra đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/L, và lúc no ≥ 11.1mmol/L thì có thể chẩn đoán bị bệnh. Sau khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần tiến hành phân loại:

Đái tháo đường type 1

Bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi, nhỏ hơn 30 tuổi, bệnh phát đột ngột, xuất hiện các triệu chứng như uống nhiều, tiểu nhiều, tiêu hóa kém, giảm cân, đường huyết tăng cao, không ít bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện đầu tiên là nhiễm ceton, insulin huyết thanh và C-peptide giảm, ICA, IAA hoặc kháng thể GAD có thể dương tính. Nếu dùng thuốc uống không có hiệu quả cần dùng insulin điều trị.

Đái tháo đường type 2

Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, tỷ lệ phát bệnh cao ở những người béo, thường đi kèm với các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu bất thường, xơ cứng động mạch... Bệnh khởi phát âm thầm, giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có cảm giác mệt mỏi, khát nước, người có lượng đường trong máu tăng cao không rõ rệt cần kiểm tra dung nạp đường mới có thể chẩn trị. Lượng insulin trong huyết thanh trong giai đoạn đầu bình thường hoặc tăng cao, thời kỳ cuối giảm thấp. Bệnh nhân bị đái tháo đường, đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 95%.

Nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Mặc dù mọi người không còn thấy xa lạ đối với bệnh đái tháo đường, nhưng có lẽ hiểu về tính nguy hiểm của nó là vẫn chưa đủ.

Ở các nước châu Âu nguyên nhân dẫn tới các bệnh như nhiễm độc niệu đạo, mù, tổn thương phải cắt bỏ chi đều có nguyên nhân do bị bệnh đái tháo đường gây ra. Theo điều tra của những năm gần đây cho thấy rõ ¾ những người bị bệnh mạch vành đều do đường huyết cao, bệnh nhân bị bệnh mạch máu não một nửa cũng có liên quan tới bệnh đái tháo đường. Rất nhiều bệnh viện nghiên cứu điều tra phát hiện những chẩn đoán mới về bệnh đái tháo đường có đến một nửa có biến chứng bệnh thần kinh, đã phát hiện có bệnh nhân đái tháo đường có nguy hiểm nhìn thấy được tăng cao khi hệ tiêu hóa có khối u ác tính, tuyến vú có khối u ác tính. Theo thời gian, tương lai sẽ có càng ngày càng nhiều các bệnh nhân đái tháo đường được phát hiện. Do đó, việc điều trị phòng ngừa bệnh đái tháo đường là việc quan trọng trong ngành y tế cộng đồng của mỗi quốc gia.

Phòng bệnh đái tháo đường

Cân bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe mỗi người, đặc biệt với bệnh tiểu đường thì càng quan trọng và cần thiết hơn. Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của người tiểu đường là ăn đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế các chất bột đường, chất béo, chú trọng các loại rau xanh, trái cây, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Bệnh nhân nên ăn chia nhỏ thành nhiều bữa, chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể người bệnh nhu cầu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất đầy đủ giúp duy trì tốt hàm lượng đường trong máu.

Chế độ tập luyện

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc tập luyện thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong điều trị ngăn chặn các biến chứng tiểu đường. Thể dục có nhiều ảnh hưởng tích cực nhất định tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Tuy nhiên cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức. Vì vậy theo khuyến cáo bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân tiểu đường là nên đi bộ hàng ngày vào buổi sáng hay chiều mát mỗi lần khoảng 30 phút.

Chế độ ăn và vận động hợp lý là một trong những yếu tố nền tảng của điều trị tiểu đường. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây tại Việt nam có đến 73% bệnh nhân tiểu đường không tuân thủ đúng chế độ ăn uống cũng như vận động.

Chủ động kiểm soát đường huyết

Hiện nay, xu hướng tìm và sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên an toàn là một trong những hướng ưu tiên của điều trị tiểu đường. Trong số các thảo dược đông y được điều chế dưới dạng viên đó là Hedia, có tác dụng:

Dưỡng âm, bổ khí, sinh tân dịch, chỉ khát (Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan mà không thông qua cung cấp đường Glucose, tăng sức bền cho cơ tránh mệt mỏi thiếu hụt năng lượng do phải ăn kiêng quá mức)

Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường.

Hạn chế biến chứng và giảm mức độ tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường.



Nguồn:

Xem nhiều nhất

Tìm kiếm



 An cung ngưu hoàng hoàn, an cung ngưu hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng an cung hàn quốc