Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Tai biến mạch máu não, là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Máu mang Oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê...
Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc mạch máu, hoặc vỡ mạch máu não.
Những ai dễ bị tai biến?
Càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ.
Đàn ông dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ.
Một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ như:
Tăng huyết áp
Đái tháo đường (tiểu đường)
Xơ mỡ động mạch
Tăng mỡ (cholesterol) trong máu
Bệnh tim
Hút thuốc lá, nghiện rượu
Béo phì, ít vận động...
Tai biến do té ngã, do trúng gió.
Bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Não người là cơ quan rất quan trọng nhưng lại rất nhạy cảm.
Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng.
Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được.
Chỗ não bị hư sau đó còn bị sưng lên gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu tai biến mạch máu náo phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.
Đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ xá định bệnh chính xác và tìm nguyên nhân gây bệnh: bằng cách thăm khám và làm xét nghiệm. Các xét nghiệm quan trọng gồm có xét nghiệm máu, chụp CT (xi-ti) não, siêu âm mạch máu, siêu âm tim, điện tim...
Sau khi qua cơn nguy kịch thì điều trị khẩn cấp bằng thuốc tây y kết hợp với thuốc đông y An Cung Rùa Vàng, mỗi ngày 1 viên, uống 3 viên và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Thuốc An Cung Rùa Vàng làm thông mạch máu nếu tình trạng cho phép và người bệnh đến sớm trước 3 giờ tính từ lúc mắc bệnh. Tăng cường cấp máu cho não, giảm mức độ thiếu oxy não, giảm chèn ép não, ngăn không cho bệnh lan rộng, ngăn không cho tái phát.
Sau tai biến mạch máu não, nhiều bệnh nhân có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn, nếu được chăm sóc điều trị thích hợp. Thời gian để hồi phục: từ một vài ngày đến vài tháng, tùy theo mức độ bệnh. Thời gian hồi phục nhanh và nhiều nhất là ba tháng đầu tiên sau đột quỵ.
Trường hợp nặng có thể để lại di chứng tàn phế nặng nề, không thể tự sinh hoạt được.
Các trường hợp nặng nhất sẽ tử vong, hầu hết tử vong xảy ra trong tuần đầu tiên.
Các trường hợp nặng là những người bị nhồi máu não hoặc xuất huyết não với kích thước quá lớn hoặc xảy ra ở các vị trí quan trọng.
Cứ 100 người bị đột quỵ thì có khoảng 10 đến 20 người chết, khoảng 25 người nằm liệt giường hoặc luôn cần người phụ giúp, chăm sóc, chỉ 20 người khỏe mạnh lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn và làm việc trở lại được, còn lại là những người có hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc liệt một phần.
Người thân phải làm gì để giúp cho bệnh nhân?
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, cần phối hợp với y bác sĩ để chăm sóc điều trị cho bệnh nhân:
Cho nằm với đầu giường cao 30 độ với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ làm khó thở.
Xoay trở đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên mỗi giờ để chống loét (luân phiên giữa nằm ngửa, nghiêng trái, và nghiêng phải).
Giữ quần áo, tấm trải, giường, nệm, và da bệnh nhân khô ráo, sạch sẽ để tránh loét và nhiễm trùng.
Làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Cho ăn theo hướng dẫn tránh bị sặc, tránh ọc thức ăn: cho ăn tư thế ngồi (nếu bác sĩ cho phép) hoặc nằm đầu cao 30 độ; dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu ăn bằng ống thông thì phải để điều dưỡng (y tá) thử ống, cho ăn, cho uống nước và thuốc.
Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay chân cho bệnh nhân cho máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu tập cho bệnh nhân.
Trong giai đoạn hồi phục trong bệnh viện và sau khi xuất viện, người nhà có vai trò chính trong việc chăm sóc bệnh nhân, tập luyện để hồi phục sức cơ, và tập cho bệnh nhân thích nghi với các sinh hoạt trong điều kiện còn yếu một nửa người.
Người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát ngay từ những ngày đầu và trong suốt thời gian sống còn lại, do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.
Để phòng ngừa tái phát, có nhiều việc cần phải làm đồng thời:
Thay đổi lối sống: tránh lối sống ít vận động, giảm cân chống béo phì. Nghĩa là phải tăng cường tập thể dục, tập vận động; làm việc nhẹ nhàng vừa sức; không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột; không ăn thức ăn nhiều mắm muối (ăn lạt); ăn nhiều rau, củ, trái cây.
Điều trị bệnh tăng huyết áp, nếu có, giữ huyết áp ổn định, với mức huyết áp tối ưu lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80 mmHg. Muốn vậy ngoài việc thay đổi lối sống như trên, cần phải theo chế độ ăn giảm muối (không nêm nếm quá mặn, không chấm thêm mắm muối, tránh các thức ăn nhiều muối như cá khô, mắm, chao, dưa muối, thịt cá kho mặn…), theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần… tùy mức độ bệnh) và uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ. Tránh chữa tăng huyết áp theo kiểu khi nào thấy mệt, thấy nhức đầu mới uống thuốc.
Điều trị đái tháo đường nếu có, bằng cách ăn uống đúng chế độ (cữ đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo), chia nhỏ bữa ăn, uống hoặc chích thuốc đầy đủ theo toa, tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ.
Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác như chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu, điều trị bệnh tim nếu có.
Với các bệnh nhân nhồi máu não, cần uống thêm thuốc An Cung Rùa Vàng, để các di chứng nhanh chong hồi phục và phòng bệnh có thể tái phát.
Bệnh nhân và người thân sau cần làm gì sau khi xuất viện?
Uống thuốc theo toa.
Tái khám đúng hẹn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thảo luận với bác sĩ điều trị lúc xuất viện để chọn nơi tái khám tốt nhất và thuận tiện nhất.
Tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu.
Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập. Không nên làm thay hoàn toàn cho bệnh nhân.
Cho bệnh nhân ăn uống theo đúng chế độ được hướng dẫn, ví dụ ăn lạt, cữ mỡ với người tăng huyết áp, cữ đường giảm bột với người đái tháo đường…
Động viên, khuyến khích bệnh nhân tập luyện.
Một số bệnh lý phải điều trị liên tục suốt đời như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch…
Tránh một sai lầm thường mắc là tự ý ngưng điều trị khi thấy trong người khỏe khoắn và cho là đã hết bệnh.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?