Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Tại Sao Lại Xảy Ra Đột Quỵ?
Ai dễ mắc bệnh đột quỵ?
Các nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới ghi nhận rằng những người có một trong các yếu tố sau đây sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ (hoặc tái phát đột quỵ).
Tăng huyết áp: là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.
Đái tháo đường.
Bệnh tim mạch: đặc biệt là rung nhĩ, bệnh mạch vành, bệnh van tim.
Tiền căn đột quỵ hay có cơn thiếu máu não thoáng qua.
Âm thổi động mạch cảnh không biểu hiện triệu chứng.
Hút thuốc lá: đây là yếu tố làm tăng cao nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý khác như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp...
Béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu…
Ít vận động
Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá…
Tuổi cao: khả năng bị đột quỵ gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở người trên 60 tuổi.
Nam giới: nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ hơn nữ giới
Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ.
Bệnh Đột quỵ để lại những hậu quả gì?
Đột quỵ làm tổn thương nhu mô não, tùy thuộc vào vị trí nhu mô não tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những sự suy giảm tương ứng về chức năng vận động, cảm giác, khả năng suy nghĩ và diễn đạt. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể có một vài trong số các hậu quả sau đây:
Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể).
Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể.
Sao nhãng một bên cơ thể (bỏ qua hoặc quên nửa bên thân thể bị ảnh hưởng - điều này thường xảy ra khi vùng tổn thương ở bên phải của não).
Loạn vận ngôn (nói năng khó khăn hoặc nói líu nhíu).
Rối loạn ngôn ngữ (khó nói ra được từ hoặc khó hiểu được những điều đang nói).
Khó nuốt hoặc nuốt sặc.
Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế).
Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng.
Thay đổi về nhận thức (các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này).
Thay đổi hành vi (thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không thích hợp).
Bệnh nhân đột quỵ có khả năng hồi phục không?
Những ảnh hưởng của đột quỵ thường nặng nề nhất ngay sau khi bệnh xảy ra. Sau đó, phần lớn các trường hợp, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào vị trí của thương tổn trong não bộ, độ nặng của tổn thương, các bệnh lý đi kèm và tiến trình điều trị phục hồi chức năng.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ thường là hậu quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Sau đây là một vài lời khuyên để phòng ngừa bệnh lý đột quỵ:
Đừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc của người khác.
Điều trị tốt bệnh cao huyết áp nếu có.
Kiểm soát tốt đường huyết nếu bị tiểu đường.
Duy trì một chế độ ăn lành mạnh ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
Hãy năng hoạt động thể chất.
Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng và Thông Tâm Mạch, giúp phòng bệnh đột quỵ hiệu quả. Tư vấn dùng thuốc: 0972. 0 0 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?