Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Huyết Áp Cao Và Cách Điều Trị
Bệnh cao huyết áp là gì?
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao.
Cụ thể là, các cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại. Oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch). Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số trong đo huyết áp.
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140mmHg và tâm trương >=90mmHg
Bệnh nhân có thể được coi là bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp là 140/90, hoặc cao hơn. Hoặc cũng có thể được coi là cao huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp (tâm thu hoặc tâm trương) đạt ngưỡng lớn hơn mức trên trong một số tuần.
Những ai dễ mắc bệnh cao huyết áp
Theo nhiều nghiên cứu y học cho thấy, những người có nguy cơ bị cao huyết áp bao gồm những người tuổi cao, người mắc bệnh thận, bệnh tuyến giáp, người béo phì, thừa cân, người có những lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol, lười vận động…). Một số nghiên cứu khác chỉ ra nguyên nhân cao huyết áp có thể do di truyền, do dân tộc hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng huyết áp.
Bạn có thể không nhận thấy triệu chứng cụ thể, nhưng cao huyết áp có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến tim, não, mắt và thận trước khi bạn cảm thấy bất cứ điều gì. Cao huyết áp thường xuyên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy tim, đột quỵ, suy thận, và các hậu quả về sức khỏe.
Huyết áp cao và cách điều trị
Một người có thể bị cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng bên ngoài nhưng tổn thương tim và mạch máu trong cơ thể vẫn âm thầm diễn ra và có thể được phát hiện khi bệnh khởi phát gây biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan trong cơ thể (tim, thận, mắt, não). Không kiểm soát được cao huyết áp làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả đau tim và đột quỵ.
Vì cao huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, vì vậy cách duy nhất để biết bị cao huyết áp là đo huyết áp. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp, do đó bác sĩ cần theo dõi số đo nhiều ngày để theo dõi xem, liệu số đo huyết áp đó có cao kéo dài theo thời gian, hay chỉ là trong ngày. Đôi khi những người có huyết áp rất cao nói rằng họ thấy xuất hiện những cơn đau đầu, nhưng tốt nhất là đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ tình trạng sức khỏe của mình có thể là cao huyết áp.
Phòng và điều trị cao huyết áp bằng cách duy trì hoặc áp dụng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý, khoa học giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra nên kết hợp dùng thuốc An Cung Rùa Vàng giúp ổn định huyết áp - có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?