Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Triệu Chứng Báo Hiệu Bệnh Tim
1 số dấu hiệu của bệnh tim mạch
Đau ngực
Đau ngực là triệu chứng thường được bệnh nhân than phiền khi đến khám bác sĩ tim mạch. Tuy nhiên, không phải cứ có đau ngực là tim có vấn đề.
Dấu hiệu đau ngực có nguồn gốc từ tim:
- Đau thắt ngực, có cảm giác bị bóp nghẹt hoặc đè ép ở vùng giữa ngực sau xương ức hay lệch sang trái, kéo dài hơn 30 phút mà không dịu đi khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc Nitroglycerine thì phải nghĩ ngay đến khả năng có nhồi máu cơ tim. Đau ngực do thiếu máu cơ tim thường lan xuống tay trái, tuy nhiên, nó cũng có thể lan xuống tay phải hoặc vai, cổ, lưng, vùng thượng vị (dân gian gọi là vùng chấn thủy).
- Đau ngực do bóc tách động mạch chủ được đặc trưng bởi cơn đau liên tục, kiểu như bị xé rách ở giữa hai bả vai hoặc đôi khi sau xương ức.
Dấu hiệu đau ngực ít có khả năng do vấn đề tim mạch:
- Nếu đau xuất hiện sau khi ăn, sau khi uống nước nóng, uống rượu thì đa số là do bệnh lý thực quản/dạ dày (co thắt thực quản). Tuy vậy, một vài trường hợp đau kiểu này có thể là do thiếu máu cơ tim.
Thông thường, cơn đau do thiếu máu cơ tim sẽ dịu đi trong vòng vài phút khi nghỉ ngơi hoặc uống hay ngậm thuốc Nitroglycerine (từ 3-5 phút); ngược lại, nếu đau do co thắt thực quản, thời gian đáp ứng với thuốc Nitroglycerine sẽ chậm hơn.
- Đau nhói ngực đột ngột như bị dao đâm, cơn đau sẽ tăng lên khi hít vào hoặc khi nằm ngửa (có thể do viêm màng tim hoặc viêm màng phổi).
- Đau ngực chỉ kéo dài dưới 30 giây.
- Đau ngực ở người còn trẻ (< 30 tuổi).
- Cơn đau có vị trí đau thay đổi liên tục.
- Diện tích đau chỉ bằng một đầu ngón tay.
Cho dù cơn đau ngực có xuất phát từ tim hay không, bạn cũng phải đến bác sĩ để kịp thời xử lý. Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện, vị trí, thời gian đau để chẩn đoán nguyên nhân của cơn đau ngực. Vấn đề khiến bác sĩ gặp khó khăn là bệnh nhân thường không thể mô tả chính xác tính chất của cơn đau, vị trí đau và hướng lan. Do đó, người bệnh cần cố gắng phối hợp với bác sĩ để mô tả cơn đau một cách chính xác nhất có thể. Chẩn đoán chính xác sẽ dẫn đến cách điều trị chính xác.
Khó thở
Triệu chứng gợi ý khó thở do suy tim:
- Khó thở khi nằm (phải kê nhiều gối để ngủ).
- Khó thở kịch phát về đêm (vùng dậy lúc đang ngủ để cố gắng lấy không khí).
- Khó thở do suy tim trái thường kèm theo phù hai chân.
- Hồi hộp, đánh trống ngực
Nguyên nhân có thể do ngoại tâm thu, rung nhĩ, các rối loạn nhịp nhanh, cường giáp, lo lắng... Người bệnh cần nói rõ với bác sĩ cơn hồi hộp thường kéo dài trong bao lâu. Có bao giờ bị như vậy trước đây chưa. Cái gì gây ra cơn hồi hộp và cái gì làm nó dịu lại. Cơn hồi hộp có đi kèm với đau ngực, khó thở hay chóng mặt.
Ngất
Cơn ngất có thể gây ra bởi các bệnh lý về tim mạch hoặc các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Nếu ngất có kèm theo đau ngực, hồi hộp hoặc khó thở thì thường là do nguyên nhân về tim mạch (loạn nhịp). Nếu ngất có kèm theo đau đầu, yếu tay hoặc yếu chân, loạn vận ngôn là gợi ý về bệnh lý của hệ thần kinh.
Chú ý: Bệnh tim là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ, và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
Hiện nay ở Việt Nam thì thuốc An Cung Rùa Vàng được xem như 1 phương pháp cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ nhanh và an toàn nhất. Nếu bạn chưa biết An Cung Rùa Vàng là gì có thể tham khảo tại đây: An Cung Rùa Vàng
Dùng An Cung Rùa Vàng những bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, có tiền sử đột quỵ não. Vì khi uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp:
- Làm tan các mảng xơ vữa trong lòng mạch được hình thành bởi cholesterol, lipid…
- Làm thông thoáng các đoạn mạch bị hẹp đặc biệt ưu tiên vùng não.
- Làm bình ổn huyết áp (bệnh nhân vẫn duy trì sử dụng các thuốc điều trị huyết áp trong thời gian điều trị).Liều dùng:
- Thông thường 1 tháng uống 1viên, một đợt uống 3 viên và 6 tháng sau tiếp tục sử dụng 3 viên nữa.
Thắc mắc và tư vấn sức khỏe, các bạn hãy liên hệ dược sĩ Khuy:
Tag: Thông Tâm Mạch tốt cho bệnh nhân tim mạch
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?