Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Cục Quản Lý Dược Có Công Văn Về Việc Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
Thuốc có tên An Cung Ngưu Hoàng hoàn lưu hành trên thị trường Việt Nam có nhiều nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... được nhập khẩu vào Việt Nam qua đường phi mậu dịch hoặc qua đường chính thức. Hiện nay có 04 thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, đây là các thuốc Đông y có thành phần gồm các vị dược liệu và phải được sử dụng, kê đơn của các Thầy thuốc Đông y.
Để đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc - Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược hướng dẫn sử dụng thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn như sau:
I. Thành phần công thức và hướng dẫn sử dụng thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn:
1. Thành phần công thức:
Theo Dược điển Trung Quốc 2010, thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có thành phần công thức như sau:
Công thức cho viên hoàn 3g:
- Ngưu hoàng (Bovis Calculus):100g
- Thủy ngưu giác (Pulvis cornus bubali concentratus): 200g
- Xạ hương hoặc Xạ hương nhân tạo (Moschus hoặc Moschns Artifactus): 25g
- Trân châu (Margarita): 50g
- Chu sa (Cinnabaris): 100g
- Hùng hoàng (Realgar): 100g
- Hoàng liên (Rhizoma coptidis): 100g
- Hoàng cầm (Radix Scutellariae): 100g
- Chi tử (Fructus Gardeniae): 100g
- Uất kim (Radix Curcumae): 100g
- Băng phiến (Borneolum syntheticum): 25g
- Mật ong tinh luyện vừa đủ, viên hoàn bao sáp trắng.
2. Các thông tin về hướng dẫn sử dụng:
2.1. Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, trấn kinh, khai khiếu.
2.2. Chủ trị: Dùng cho nhiệt bệnh, tà nhập tâm bào, cao nhiệt kinh quyết (sốt cao co giật), thần hôn (hôn mê), loạn ngữ (mê sảng); hôn mê do trúng phong (viêm não, viêm màng não, xuất huyết não thể bế chứng: có sốt cao, huyết áp tăng,…).
2.3. Cách dùng và liều dùng:
- Thuốc được dùng đường uống, cần phải dùng thuốc theo đơn, đúng chỉ định và dưới sự giám sát chặt chẽ của Bác sĩ y học cổ truyền hoặc Thầy thuốc Đông y.
- Người lớn: 1 viên hoàn, 1 lần/ngày.
- Trẻ từ 4-6 tuổi: ½ viên hoàn, 1 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 3 tuổi: dùng ¼ viên hoàn, 1 lần/ngày;
Liệu trình điều trị: 03 ngày liên tục, có thể dùng 05 ngày. Hòa viên thuốc với nước ấm và uống từng phần nhỏ.
Trong trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh do sốt cao, hôn mê, có thể dùng thuốc qua đường nuôi dưỡng bằng ống xông dạ dày.
2.4. Chống chỉ định: Tai biến mạch máu não, viêm não thể thoát chứng và thể chảy máu vào não thất của tai biến mạch máu não, người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai; người suy giảm chức năng gan, thận.
2.5. Thận trọng và cảnh báo: Thận trọng ở bệnh nhân có tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.6. Tương tác thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc tân dược, cần uống xa các lần uống thuốc tân dược 1h để tránh khả năng có thể gây tương tác giữa các thuốc với nhau. Khi dùng thuốc nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn chua cay hoặc có nhiều chất béo vì có thể làm sinh nội nhiệt và nhiều đờm.
2.7. Quá liều và xử trí: Khi có biểu hiện quá liều, ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, sử dụng các biện pháp cấp cứu thích hợp.
II. Về việc cập nhật hướng dẫn sử dụng đối với thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn:
1. Đối với các thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành:
Trong vòng 03 tháng kể từ ngày ký công văn này, yêu cầu công ty đăng ký, nhà sản xuất thực hiện việc rà soát và thống nhất lại cách ghi các thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc đã nêu tại điểm 2 mục I công văn này vào các phần hồ sơ liên quan theo quy định tại Phụ lục II - Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc.
2. Đối với các hồ sơ đăng ký thuốc đang chờ xét duyệt tại Cục Quản lý Dược:
Cục Quản lý Dược chỉ xem xét cấp số đăng ký sau khi công ty nộp tài liệu chỉnh lý, cập nhật theo đúng các thông tin như đã thống nhất tại điểm 2 mục I công văn này vào các phần có liên quan của hồ sơ và được thẩm định đạt yêu cầu.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?