Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Đột Quỵ Não Cần Đề Phòng
Đột quỵ có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng, từ cơn yếu do thiếu máu não thoáng qua hay có cảm giác kiến bò trong chi, cho tới liệt sâu, hôn mê và tử vong. Đột quỵ não thường xảy ra “bất ngờ” và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và ung thư.
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Số bệnh nhân bị đột quỵ không ngừng gia tăng. Nếu năm 2005, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM) tiếp nhận 1.210 bệnh nhân đột quỵ thì năm 2013 con số này đã là 7.923 bệnh nhân. Tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cứ 650 người nhập viện thì có 400 người bị đột quỵ.
Không chỉ gây tử vong cao, đột quỵ còn để lại những di chứng nặng nề. Có đến 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót mắc các di chứng về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ...
Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ tái phát. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát đột quỵ chiếm khoảng 25 - 40% tổng số bệnh nhân sau đột quỵ, nhất là trong năm đầu tiên sau đột quỵ. Nguy hiểm hơn, đột quỵ tái phát thường có tỷ lệ tử vong, tàn tật và chi phí điều trị cao hơn rất nhiều so với lần đầu.
Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới. Chính vì thực tế không ngừng gia tăng của chứng đột quỵ mà nhiều chuyên gia y tế nhận định đây chính là sát thủ thầm lặng. Một trong những nguyên nhân là do lối sống lười vận động, lạm dụng rượu bia, hút nhiều thuốc lá… Do đó, cần đề phòng đột quỵ não, khi bệnh chưa xảy ra để giảm được rủi ro cho người bệnh.
Nên phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ não như tránh nếp sống tĩnh tại, tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức; không lạm dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia... ); kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh lý đi kèm; không ăn nhiều mỡ, chất ngọt, tinh bột; hạn chế muối; nên ăn nhiều rau, củ, quả; tránh stress, xúc động hay chấn thương tâm lý…
Uống thuốc An Cung Rùa Vàng và Thông Tâm Mạch giúp phòng bệnh đột quỵ hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?