Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Cao Huyết Áp Và Nguy Cơ Dẫn Đến Đột Quỵ
Cao huyết áp là căn bênh thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Nhiều người nghĩa rằng cao huyết áp không nguy hiểm và không hề để ý chữa trị. Nhưng họ không biết rằng cao huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm 80%) gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.
Cao huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Tổn thương ngày càng nhiều (nếu bị những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng thì gây xuất huyết não, nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch.
Khi này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu, làm lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) dẫn đến các triệu chứng của đột quỵ.
Người bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp sẽ gặp phải rất nhiều di chứng đáng sợ như nói ngọng, méo mồm, lú lẫn, mất trí nhớ hoặc nặng nề hơn như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, sống thực vật …
Triệu chứng của đột quỵ
Ở người cao huyết áp khi thấy hơi nhức đầu, choáng váng, tê nửa người, ngáp vặt liên tục thì cần cẩn thận, có thể là các dấu hiệu tiền triệu của đột quỵ. Vì vậy, triệu chứng của đột quỵ thường khởi đầu là nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, yếu một tay, một chân cùng phía, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, nói khó. Nhiều trường hợp xảy ra đột ngột vào ban đêm cho nên bản thân người bệnh và người nhà không thể biết được, khi phát hiện thì đã hôn mê, đại, tiểu tiện không tự chủ.
Cách sơ cứu khi đột quỵ
Khi có triệu chứng khởi đầu của đột quỵ xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 30 độ và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì hoặc uống bất kỳ một loại thuốc nào khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì bảo người bệnh thở thật sâu và đều vì sẽ giúp cho máu lên não tốt hơn. Và sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Dùng thuốc An Cung Rùa Vàng, mỗi tháng 1 viên, một thời gian sẽ thấy huyết áp hạ và ổn định, không bị lên xuống thất thường, giảm được các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, khó chịu, hồi hộp, lo âu, bứt rứt…, giảm được stress, căng thẳng, giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?