Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Tập Kiểm Soát Vận Động Chân Liệt Cho Bệnh Nhân Tai Biến
Chủ động kiểm soát vận động có nghĩa là bệnh nhân có thể tự thực hiện các vận động đó hết tầm vận động đồng thời có thể giữ chi bị liệt ở những vị trí và mức độ khác nhau, cũng có nghĩa là bệnh nhân có thể tự thực hiện các vận động riêng cho từng khớp để thực hiện một chức năng nào đó.
Bệnh nhân nằm ngửa, chân bên lành duỗi. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, hai tay nắm giữ bàn chân bên liệt ở vị thế gấp khớp cổ chân về phía mu.
Hướng dẫn, giúp và tạo thuận cho bệnh nhân tập gấp vàduỗi chân bên liệt ở những mức độ và vị trí khác nhau. Bài tập này giúp bệnh nhân chủ động kiểm soát vận động. Nghĩa là họ có thể gấp, duỗi và giữ chân ở những vị trí khác nhau theo yêu cầu của người tập.
Người tập giữ bàn chân bên liệt của bệnh nhân gấp về phía mu, sau đó nâng chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối lại rồi yêu cầu bệnh nhân đưa khớp gối vào trong (xoay khớp háng vào trong).
Người tập yêu cầu bệnh nhân giữ cho chân bên liệt không đổ, rồi ngả khớp gối ra ngoài đến mức tối đa (xoay khớp háng ra ngoài) rồi tiếp tục đưa khớp gối vào trong và ra ngoài như đã làm ở trên.
Bệnh nhân nằm ngửa, chân lành duỗi, chân liệt gấp, lòng bàn chân sát trên mặt giừơng. Yêu cầu bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường bằng chân liệt, sau đó tập khép và dạng khớp háng bên liệt.
Tập vận động luân phiên hai chân
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay dạng ngang vai, hai chân gấp. Người tập hướng dẫn bệnh nhân ngả hai gối về bên lành sau đó ngả về bên liệt đến mức tối đa để làm giảm co cứng ở chân bên liệt và thân mình.
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn tập hoặc trên giường, đầu và thân mình thẳng, hai tay duỗi dọc theo thân mình hoặc duỗi dạng ngang vai, hai chân duỗi, thư giãn, hai gót chân sát trên mặt giường.
Người tập hướng dẫn bệnh nhân tập vận động kéo hông và chân bên trái lên phía trên đầu, đồng thời đẩy hông và chân bên phải xuống phía dưới chân luân phiên ngược chiều nhau, rồi làm ngược lại như vậy.
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi. Người tập hướng dẫn bệnh nhân tập gấp chân liệt đến mức tối đa, rồi duỗi trở lại tư thế ban đầu. Lưu ý bệnh nhân luôn giữ lòng bàn chân bên liệt sát trên mặt giường trong khi gấp và duỗi chân bên liệt.
Với tư thế nằm như trên, người tập hướng dẫn bệnh nhân tập gấp chân liệt, duỗi chân lành đến mức tối đa, sau đó gấp chân lành duỗi chân liệt đến mức tối đa luân phiên
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi dọc theo thân, người tập hướng dẫn bệnh nhân gấp hai chân cho đến khi khớp háng và khớp gối hai bên vuông góc, sau đó gấp và duỗi từng chân luôn phiên như đạp xe đạp.
Sản phẩm đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng đó là An Cung Rùa Vàng. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, cải thiện các di chứng sau tai biến. Sử dụng thuốc An Cung Rùa Vàng, mỗi ngày 1 viên, 3-6 viên/1 đợt thì bệnh sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Bạn muốn được tư vấn miễn phí: L/H 0972005566
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?