Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Liệt Nửa Người Do Tai Biến Mạch Máu Não
Liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não di chứng thường gặp nhất của bệnh nhân đó là liệt nửa người hay còn gọi là bán thân bất toại. Liệt nửa người là liệt mặt, liệt chân tay và thân mình cùng một bên. Nếu tổn thương nửa não bên phải bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên trái, nều tổn thương nửa não bên trái bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên phải. Ngoài bị liệt về vận động, bệnh nhân cũng có thể bị giảm hoặc mất cảm giác, giảm khả năng nghe, giảm khả năng nhìn ở bên nửa người bị liệt. Cùng với liệt nửa người bệnh nhân có thể bị nói ngọng hoặc không nói được nếu liệt nửa người bên phải, hoặc rối loạn cảm xúc cười khóc vô cớ.
Đặc điểm của liệt nửa người là một vài tuần đầu bệnh nhân bị liệt mềm, không cử động được chân tay vì các cơ bị liệt mềm nhẽo, người ta gọi là trương lực cơ bị giảm hoặc mất. Sau một vài tuần từ liệt mềm sẽ dần chuyển thành liệt cứng, các cơ bị co cứng gọi là tăng trương lực cơ làm cho bệnh nhân cử động khó khăn hoặc không cử động được nếu như co cứng quá mức. Sau giai đoạn liệt cứng bệnh nhân có thể thực hiện được một số vận động của tay, chân và thân mình.
Nếu được tập luyện và phục hồi chức năng sớm bệnh nhân có thể thực hiện được nhiều vận động hơn theo các cách mà trước khi bị liệt bệnh nhân đã làm. Nếu không được tập luyện phục hồi chức năng sớm và đúng cách, những co cứng của tay, chân và thân mình sẽ trở nên nặng hơn, từ co cứng trở thành co rút, người bệnh có thể mất khả năng vận động.
Cách phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân cần được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhân bị tai biến, thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn liệt của bệnh nhân. Trong giai đoạn đầu khi còn liệt mềm các kỹ thuật chủ yếu là chăm sóc điều dưỡng để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra ngay và các thương tật thứ phát sẽ xảy ra sau này.
Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này chủ yếu là giữ cho quần áo, ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo, lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần, không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế, hướng dẫn bệnh nhân tập thở kiểu thở Hoành, vỗ rung lồng ngực và tập ho nếu có nhiều đờm rãi. Cùng với tập lăn trở là các kỹ thuật vị thể, nghĩa là để bệnh nhân nằm ở các vị thế khác nhau theo mẫu phục hồi để phòng ngừa co cứng, kết hợp với các bài tập vận động thụ động nửa người bên liệt do cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, thậm trí có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng tay và chân bên lành tập cho bên bị liệt.
Tiếp theo là các kỹ thuật tập luyện vận động tích cực hơn, đó là vận động có trợ giúp, vận động chủ động vì bệnh nhân không thể phục hồi được nếu không có vận động chủ động. Bệnh nhân phải được luyện tập phục hồi ở các vị thế khác nhau như nằm, ngồi, đứng, đi ở bệnh viện cũng như ở nhà, vì có nhiều động tác vận động bệnh nhân có thể làm được khi nằm nhưng chưa chắc đã làm được khi ngồi và khó hoặc không thể làm được khi đứng và đi.
Hiện nay An Cung Rùa Vàng đang là sản phẩm được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng cho việc phục hồi các di chứng sau tai biến mạch máu não. Bệnh nhân nên sử dụng mỗi ngày 1 viên, 3-6 viên/1 đợt để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nếu bạn đang bị tai biến mạch máu não hoặc có người nhà đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0972. 00 55 66 (Khuy).
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?