Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Phòng Bệnh Đột Quỵ Vào Mùa Hè
Mùa hè nhiệt độ bên ngoài tăng cao khiến tim phải hoạt động nhanh hơn, trong khi máu bị đặc lại do mất nước và các chất điện giải, dẫn đến tăng huyết áp tăng và các bệnh tim mạch. Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đe dọa sức khỏe và tính mạng. Khi bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, thở nhanh và gấp, mạch đập nhanh nhưng không ra mồ hôi... nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, cần chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng các cách sau:
- Khi làm việc ngoài trời chúng ta nên có các phương án để tránh nóng cho mình. Nên trang bị cho bản thân các trang phục chống nóng, đội nón mũ, thường xuyên uống nước, không nên làm việc quá lâu mà nên nghỉ ngơi giữa chừng. Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng gay gắt, mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát và sáng màu, thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể
- Không nên ở phòng điều hòa thời gian quá dài. Khi dùng điều hòa, người sử dụng nên để nhiệt độ chênh với bên ngoài từ 3 – 4 độ C là phù hợp. Tránh sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao hoặc khi đang ở trong phòng có máy điều hòa trong một thời gian rồi đi ra ngoài thời tiết nóng bức, các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định.
+ Với những nơi công sở, trước khi ra về, cần tắt điều hòa trước khoảng 15 – 20 phút.
+ Trong gia đình, trước khi ra ngoài, tắt điều hòa, để nhiệt độ bão hòa cùng với bên ngoài mới nên đi ra ngoài.Nếu từ bên ngoài đi vào phòng điều hòa, nhất là vừa đi dưới trời nắng nóng, cần tránh vào phòng điều hòa quá lạnh. Nên ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa rồi mới vào phòng bật điều hòa. Chúng ta nên biết và ứng dụng các tính năng tự điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa cho phù hợp.
+ Cần tạo độ ẩm nhất định trong phòng bật điều hòa bằng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước để tránh khô da và ngạt mũi.
- Tắm đúng cách
+ Không nên bơi hoặc tắm khi vừa đi nắng về.
+ Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì sau khi tắm xong, nếu chúng ta nằm điều hòa ngay sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ tấp đột ngột, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu của cơ thể.
+ Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen tắm nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
+ Tắm vào ban rất dễ khiến cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh vì tắm lúc này sẽ khiến các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm đêm sẽ gây nên hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.
- Bạn nên sử dụng thuốc An Cung Rùa Vàng và Thông Tâm Mạch, giúp bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa, giúp máu lưu thông ổn định, điều hòa huyết áp, do đó ngăn chặn nguy cơ gây bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả trong mùa nắng nóng.
Ngoài các biện pháp trên, muốn phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả mọi người nên duy trì một cuộc sống lành mạnh. Nên tập thể dục 30 – 45 phút mỗi ngày, làm việc vừa sức, bổ sung dinh dưỡng có lợi, hạn chế ăn nhiều chất béo, uống rượu bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, ăn nhiều rau củ quả . Nên thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ để xác định đường huyết, huyết áp, cholesterol, nguy cơ bệnh tim mạch... là cách hiệu quả để phòng ngừa đột quỵ.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?