Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Người Cao Tuổi Cẩn Thận Với Căn Bệnh Mùa Hè
Căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi vào mùa hè
Đột quỵ: Khí hậu oi bức, mồ hôi ra nhiều rất dễ bị mất nước. Người cao tuổi lại hay mất cảm giác khát nên không chủ động uống đủ nước cần thiết. Khả năng tự điều chỉnh của người cao tuổi khi bị mất nước là rất khó khăn, bởi vì sức đề kháng ngày một giảm, chức năng của các cơ quan thận, tim mạch... cũng yếu đi. Mất nước và chất điện giải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch (tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt)... Người cao tuổi có bệnh tăng huyết áp mà ở phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu nhẹ, huyết áp tăng đột ngột gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim; nặng có thể huyết áp tăng cao đột biến, gây đột quỵ
Say nắng, say nóng: Ở quá lâu dưới ánh sáng mặt trời, đi ra ngoài đường nhiệt độ bên ngoài quá cao khiến cơ thể cũng nóng “bừng bừng” là nguyên nhân chủ yếu gây đột tử ở những người cao tuổi, những người vốn mắc các bệnh tim mạch, huyết áp... Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong.
Bệnh đường hô hấp: Mặc dù mùa hè, nhưng người cao tuổi rất dễ cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về hoặc vừa làm việc nặng nhọc đang ra nhiều mồ hôi lại tắm ngay). Những người hay sử dụng điều hòa thì có nguy cơ cao bị viêm họng, viêm phế quản, phổi do thay đổi đột ngột nhiệt độ quá lớn từ trong nhà ra ngoài, cơ thể chưa kịp thích nghi. Người cao tuổi có bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn, thời tiết nóng lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm.
Rối loạn tiêu hóa: Là một trong những chứng bệnh phổ biến trong mùa hè. Thức ăn để trong tiết trời oi bức thường nhanh chóng ôi thiu, phát sinh vi khuẩn gây bệnh. Thói quen ăn uống (ăn rau sống, uống nước đá bị nhiễm khuẩn hoặc các thức ăn bị ô nhiễm...) dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy. Người cao tuổi nếu đã ăn uống kém mà lại mắc thêm tiêu chảy thì cơ thể sẽ càng suy kiệt hơn.
Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào mùa hè
Để ngăn ngừa các bệnh mùa hè, người cao tuổi nên chú ý giữ gìn sức khỏe và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng.
Nên trang bị cho bản thân các trang phục chống nắng nóng khi ra ngoài, thường xuyên uống nước và hạn chế đi ra ngoài trời lúc trưa nắng gắt. Bật điều hòa ở mức thích hợp, không nên ở phòng điều hòa thời gian quá dài. Chú ý ăn nhiều rau xanh trái cây, tránh sử dung các chất kích thích và nhiều muối trong chế độ ăn. Đồng thời nên kết hợp sử dụng thuốc Đông y An Cung Rùa Vàng. Uống An Cung Rùa Vàng theo định kỳ giúp bảo vệ thành mạch ngăn hình thành mảng xơ vữa, tránh hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, giúp kiểm soát thiếu máu não, giúp bình ổn huyết áp, làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.
Đây là sản phẩm mà mỗi người đặc biệt là người cao tuổi nên có trong tủ thuốc của gia đình mình trong ngày hè này để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?