Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Rối Loạn Giấc Ngủ Rất Dễ Dẫn Đến Đột Quỵ
PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh TP HCM cho biết, rối loạn giấc ngủ thường gặp mọi lứa tuổi, phổ biến ở người già và những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao như doanh nhân, quản lý, người tiếp xúc nhiều với máy vi tính, nhân viên văn phòng… Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị mất ngủ và khoảng 10-16% trường hợp phải tìm đến bác sĩ để điều trị.
Y khoa thế giới chia rối loạn giấc ngủ thành 4 hình thái cơ bản là mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức ngủ và các rối loạn đi kèm giấc ngủ. Ở hình thái mất ngủ, người bệnh đi vào giấc ngủ khó khăn, chập chờn. Ngủ nhiều có đặc điểm là bệnh nhân luôn trong trạng thái buồn ngủ, ban đêm ngủ nhiều mà ban ngày vẫn ngủ gật, có người còn gặp tình trạng ngừng thở khi ngủ. Rối loạn nhịp thức ngủ có biểu hiện tỉnh giấc bất thường trong đêm, vì thế giấc ngủ ngắn và không sâu. Các rối loạn đi kèm giấc ngủ là mộng mị, mộng du, hoảng sợ về đêm…
Theo PGS Nhị, rối loạn giấc ngủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới công việc mà còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Người bị mất ngủ dài hạn có thể giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, giảm 1/3 tuổi thọ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ còn có nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ não, đột tử…
Để điều trị rối loạn giấc ngủ, bác sĩ Hoàng khuyên người bệnh nên thư giãn tâm lý, không sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ, càng không nên lạm dụng thuốc ngủ... Trên thực tế thuốc ngủ gây ức chế hoạt động não nên sử dụng nhiều sẽ gây rối loạn vận động và hàng loạt tác hại cho sức khỏe. Sử dụng thuốc an thần quá 4-6 tuần thì thuốc sẽ có tác dụng ngược. Thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp 3 lần so với người không lệ thuộc thuốc.
PGS Nhị khuyến cáo nên đi ngủ đúng giờ, thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Đi ngủ cùng một thời điểm vào mỗi tối và thức dậy cùng một thời điểm vào buổi sáng. Nếu một tuần hoàn toàn không ngủ được hoặc mất ngủ thường xuyên kéo dài từ một tháng trở lên thì phải đi khám. Cần kết hợp cả liệu pháp tâm lý, thuốc hỗ trợ ngủ (thuốc chống trầm cảm) và thực phẩm hỗ trợ. “Rối loạn giấc ngủ thường do tâm lý căng thẳng, stress, vì thế nên biến những công việc hằng ngày thành sở thích để giảm áp lực cho bản thân và tập cách ứng xử với cuộc sống. Từ tuổi 30-40 trở đi, cần chủ động phòng tránh rối loạn giấc ngủ, sử dụng các thực phẩm chức năng như Vũ Hoàng Thanh Tâm và Thông Tâm Mạch để giúp ổn định huyết áp, hạn chế chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, làm dịu thần kinh điều hòa nhịp tim, chống hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, cải thiện các chức năng tim và giúp cho việc phục hồi chức năng sau đột quỵ tim.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?