Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
Tăng Huyết Áp Ở Bệnh Nhân Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm
Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường cao gấp 2 lần người không đái tháo đường. Ngược lại, khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng biến chứng của đái tháo đường, và ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp khó kiểm soát hơn.
Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 (cơ thể sản xuất không đủ insulin), tăng huyết áp thường là hậu quả của biến chứng thận, xảy ra vài năm sau khi chẩn đoán đái tháo đường. Còn ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (cơ thể giảm đáp ứng với insulin), tăng huyết áp có thể xuất hiện trước khi đái tháo đường được chẩn đoán hoặc cả hai được phát hiện đồng thời trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa.
Dù người bệnh đái tháo đường ở type 1 hay type 2, nhưng khi có tăng huyết áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt. So với người đái tháo đường đơn thuần, người đái tháo đường kèm tăng huyết áp sẽ tăng 60% nguy cơ bệnh thần kinh, tăng gấp 2 lần nguy cơ bệnh võng mạc, bệnh thận mạn và tử vong do mọi nguyên nhân, tăng gấp 3 lần nguy cơ bệnh mạch vành và tăng gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ.
Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ nêu trên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp.
Triệu chứng tăng huyết áp
Đa số bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số có triệu chứng nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, mặt phừng đỏ, mây mù trước mắt, tê tay nhất thời, ruồi bay trước mắt, tiểu đêm, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở.
Chính vì các triệu chứng thường không rõ ràng như vậy nên những bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi khi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn. Để hạn chế bệnh tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thờì, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến khích việc tự đo huyết áp tại nhà, nhằm giúp bệnh nhân có thông tin về mức huyết áp hàng ngày, sự đáp ứng với thuốc hạ huyết áp và quan tâm hơn đối với vấn đề điều trị.
Khi huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ gây tác hại tới hàng loạt cơ quan Bệnh ở tim, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, suy tim. Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Bệnh thận mạn tính. Bệnh động mạch ngoại biên. Tổn thương mắt.
Thuốc An Cung Rùa Vàng điều trị huyết áp hiệu quả
Dùng thuốc An Cung Rùa Vàng, mỗi tháng 1 viên, một thời gian sẽ thấy huyết áp hạ và ổn định, không bị lên xuống thất thường, giảm được các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, khó chịu, hồi hộp, lo âu, bứt rứt…, giảm được stress, căng thẳng, giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả. Kết hợp thực phẩm chức năng Hedia giúp dưỡng âm, bổ khí, sinh tân dịch, chỉ khát (Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, nuôi dưỡng các cơ quan mà không thông qua cung cấp đường Glucose, tăng sức bền cho cơ tránh mệt mỏi thiếu hụt năng lượng do phải ăn kiêng quá mức); Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường; Hạn chế biến chứng và giảm mức độ tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?