Cách Phòng Bệnh Đột Quỵ
10 Cách Giúp Làm Giảm Nguy Cơ Đột Quỵ Hiệu Quả
1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 80%) dẫn đến bệnh đột quỵ. Vì vậy kiểm tra huyết áp thường xuyên là một trong những cách giúp bạn biết được chỉ số huyết áp của mình để có thể có kế hoạch điều trị hay phòng bệnh kịp thời. Bạn có thể mua máy đo huyết áp ở nhà hay đến các trung tâm y tế và hãy đưa bảng theo dõi chỉ số huyết áp của mình cho bác sĩ nếu huyết áp của bạn tăng cao.
2. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Mặc dù nó không gây sát thương vĩnh viễn nhưng có khoảng 40% người từng thiếu máu não thoáng qua sẽ gặp phải một cơn đột quỵ. Bởi vậy khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua không được chủ quan mà phải điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Ăn uống lành mạnh
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn béo và việc tích tụ chất béo ở những nơi như vùng bụng cũng có thể gây ra những cơn đột quỵ. Bởi vậy, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống ít chất béo chuyển hóa, natri và tăng cường rau xanh, củ, trái cây.
4. Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc không chỉ là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về phổi như nhiều người vẫn biết mà nó còn có thể dẫn đến căn bệnh đột quỵ đáng sợ. Vì khi hút thuốc chúng làm hỏng các thành mạch máu, đẩy nhanh tốc độ tắc nghẽn động mạch, tăng huyết áp và khiến tim làm việc khó khăn hơn. Vì vậy hãy cố gắng từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.
5. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim hay còn gọi rung nhĩ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 500%. Hãy đi khám nếu bạn thấy bất cứ điều gì bất thường về tim của bạn hoặc nếu bạn cảm thấy khó chịu xung quanh ngực để được điều trị và ngăn chặn những cơn đột quỵ.
6. Hạn chế rượu bia
Tuy không nghiệm trọng như hút thuốc lá nhưng uống quá nhiều rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ tấn công. Do đó bạn nên hạn chế uống rượu bia thay vào đó có thể uống 2-3 ly rượu vang mỗi tuần thì sẽ tốt hơn.
7. Kiểm tra nồng độ cholesterol
Nồng độ cholesterol càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ càng lớn. Vì vậy việc kiểm tra nồng độ cholesterol cũng rất cần thiết, bởi chúng có thể bịt kín các động mạch của bạn gây tắc nghẽn mạch máu. Bạn cần phải đi kiểm tra nếu nếu mức độ cholesterol của bạn ở mức hơn 200mg/DL.
8. Kiểm tra đường huyết
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe con người trong đó có bệnh tim và nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát lượng đường trong máu dưới sự trợ giúp của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.
9. Tập thể dục thường xuyên
Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm và đột quỵ. Vì vậy bạn phải thường xuyên vận động và rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Hãy chọn những môn thể thao mà bạn yêu thích và phù hợp thể trạng sức khỏe và luyện tập chúng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
10. Uống An Cung Rùa Vàng
Thuốc Đông y An Cung Rùa Vàng là một trong những loại thuốc chuyên điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. An Cung Rùa Vàng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, ổn định huyết áp, có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ và làm giảm những di chứng sau đột quỵ hiệu quả.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
- Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Uống Như Thế Nào?