Nghiên Cứu Lâm Sàng
Tìm Hiểu Các Thành Phần Thuốc Trong Viên An Cung Rùa Vàng
Hiện nay, thuốc An Cung Rùa Vàng đã được nghiên cứu lâm sàng và đang điều trị tại hầu hết các bệnh viện tuyến Trung ương của Việt Nam. Như vậy trong thuốc An Cung Rùa Vàng có những thành phần quan trọng, quý hiếm như thế nào mà lại có tác dụng phòng, cấp cứu, điều trị, phục hồi các di chứng của bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiểu quả như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần thuốc có trong viên An Cung Rùa Vàng.
Hàm lượng các thành phần thuốc trong viên An Cung Rùa Vàng
Mỗi viên hoàn mềm 3g chứa bao gồm 11 vị thuốc như sau:
Ngưu hoàng nuôi cấy (Vitro cultural calculus bovis): 166.67 mg
Bột sừng trâu cô đặc (tháy thế sừng Tê giác) (Pulvis Cornus Bubali Concentratus): 333.33 mg
Xạ hương (Moschus): 41.67 mg
Trân châu (ngọc trai nuôi cấy) (Margarita): 83.33 mg
Chu sa (Cinnabaris): 166.67 mg
Hùng hoàng (Realgar): 166.67 mg
Hoàng liên (Rhizoma Coptidis): 166.67 mg
Hoàng cầm (Radix Scutellariae): 166.67 mg
Chi tử (Fructus Gardeniae): 166.67 mg
Uất kim (Radix Curcumae): 166.67 mg
Băng phiến (Borneolum syntheticum): 41.67 mg
Tá dược: Mật ong tinh luyện, dầu đậu nành, sáp ong vừa đủ 01 viên hoàn mềm
Giải thích đơn thuốc
- Ngưu hoàng: khai khiếu tỉnh thần, tức phong hóa đàm
Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con bò cái bị ốm. Khi bị đau đớn vì nó, con bò trở nên gầy mòn, ăn ít cỏ, và cần uống nhiều nước. Nó không đủ sức khỏe để bước đi và mắt của nó chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng nó chết vì ốm. Ngưu Hoàng hình thành một cách tự nhiên là thường được tính theo giá của cuộc đời của một con bò, và vì thế mà nó rất đắt.
Ở Trung Quốc, Ngưu Hoàng đã được dùng như một loại thuốc trong hơn hai nghìn năm qua. Cuốn từ điển cổ ngữ về các loại thảo mộc cơ bản của Thần Nông đã phân các loại thuốc Trung Quốc thành nhiều hạng khác nhau và xếp Ngưu Hoàng vào hạng được đánh giá cao nhất. Vì Ngưu Hoàng có thể hạ sốt và giải độc, nó thường được sử dụng để chữa sốt cao, bất tỉnh (ngất xỉu), chứng co giật, đột quỵ, động kinh, và những bệnh khác.
Do Ngưu Hoàng được ngâm trong túi mật của con bò trong một thời gian dài, vì vậy tính hàn của nó có thể thấu tới tim và gan của người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông các mạch, điều hòa gan và chữa liệt. Tác dụng của Ngưu Hoàng đã đi vào giai thoại của Trung Quốc gắn liền với câu chuyện Biển Thước và Ngưu Hoàng.
Ngày này, Ngưu Hoàng được nuối cấy để làm thuốc nhưng chất lượng cũng không kém Ngưu Hoàng tự nhiên.
- Hoàng liên (rễ), Hoàng cầm (rễ), Chi tử (hạt): khổ, hàn, thanh nhiệt
Hoàng liên: còn có tên gọi khác là Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh Hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên Hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Hoàng liên là cây thảo sống nhiều năm, cao tới 40cm; thân rễ phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét; lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều; các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn; cuống lá dài 8-18cm. Cụm hoa ít hoa; hoa nhỏ màu vàng lục; 5 lá đài hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa nhỏ hơn lá đài; nhị nhiều, khoảng 20; lá noãn 8-12, rời nhau cho ra những quả đại dài 6-8mm, trên cuống dài.
Hoàng liên có tác dụng:
+ Sát tiểu nhi cam trùng, trấn Can, khứ nhiệt độc (Dược Tính Luận).
+ Tả Tâm hỏa, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị (Y Học Khải Nguyên).
+ An Tâm, chỉ mộng di (tinh), định cuồng táo (Bản Thảo Tân Biên).
+ Giải độc Khinh phấn (Bản Thảo Cương Mục).
+ Tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Hoàng cầm: Hoàng cầm là vị thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng từ rất lâu đã có mặt thường xuyên ở thị trường Việt Nam. Có tới hơn 100 loài được gọi là hoàng cầm. Trên thực tế, loài hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi là loài từ trước đến nay được Đông y sử dụng phổ biến nhất. Đặc điểm của loài này cũng dễ nhận ra vì nó có dạng như chân của con gia cầm, bên ngoài có màu vàng, bên trong lõi thường xốp, có màu nâu đất, đôi khi rất dễ bị vỡ vụn ra. Các loài còn lại rễ thường nhỏ và phân nhiều nhánh con, vỏ rễ ít vàng hơn. Cũng cần biết rằng hoàng cầm chỉ có tác dụng tốt khi bên ngoài vỏ rễ còn giữ được màu vàng, một khi bên ngoài rễ đã biến thành màu xanh gỉ đồng thì hiệu quả trị bệnh của nó sẽ giảm đi rất nhiều, đôi khi hết tác dụng vì thành phần hóa học đã bị thay đổi nhiều. Hoạt chất của nó đã bị ôxy hóa chuyển thành các chất không có tác dụng nữa. Do vậy cần hết sức lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Trong hoàng cầm, thành phần hóa học chủ yết là các hợp chất flavonoid, ngoài ra còn có các thành phần chalcone, tinh dầu...
Dịch sắc của hoàng cầm sau khi chế biến đều có phổ kháng khuẩn khá rộng, có tác dụng ức chế với nhiều loại vi khuẩn: trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, ho gà, lỵ, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não, viêm phổi, liên cầu khuẩn tan huyết, còn có tác dụng hạ nhiệt tốt, tác dụng kháng viêm, giảm ho, trừ đờm, lợi tiểu, hạ huyết áp. Hoàng cầm chế gừng có tác dụng trị ho tốt. Hoàng cầm sao đen tăng cường tính thu liễm cố sáp, nâng cao được tác dụng cầm máu. Hoàng cầm sau khi chế biến có tác dụng chống ôxy hóa tốt. Ngoài ra, người ta còn thấy rằng sau khi chế biến, hoàng cầm còn có khả năng tăng cường dẫn thuốc vào các kinh, làm thay đổi tác dụng và giảm đi một số tác dụng phụ của vị thuốc.
Theo Đông y, hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, quy vào 6 kinh: phế, tâm, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai. Trên lâm sàng, hoàng cầm được sử dụng để trị rất nhiều loại bệnh khác nhau như: sốt cao do viêm gan hoàng đản, viêm gan virut, viêm ruột, viêm túi mật, viêm bàng quang..., dùng hoàng cầm, long đởm, trạch tả, sài hồ, mộc thông, chi tử, sinh địa, mỗi vị 8g; đương quy, xa tiền tử, mỗi vị 6g; cam thảo 4g, sắc uống ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.
Chi tử (cây dành dành) là cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.
- Uất kim (củ): thư can, thông khí huyết.
Uất kim: Vị thuốc uất kim còn gọi là Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng, chủ trị:
+ Năng khai Phế kim chi uất (Khai uất ở Phế Kim) (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh mạch đi nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).
+ Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng oờn, ngực, bụng, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Chu sa, trân châu: trấn kinh, an thần, thông trí não.
Chu sa: Chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfua thủy ngân (II) (HgS).
Mặc dù chu sa được coi là có độc tính rất cao, nhưng nó vẫn được sử dụng (giống như asen), dưới dạng bột trộn lẫn với nước, trong y học cổ truyền Trung Hoa. Mặc dù chu sa không được dùng trong y học phương Tây, nhưng những người hành nghề theo y học cổ truyền Trung Hoa đôi khi cũng kê chu sa như một phần trong đơn thuốc, thông thường trên cơ sở của cái gọi là "dĩ độc trị độc". Theo y học cổ truyền Trung Hoa, chu sa có vị cam (ngọt), tính hàn (lạnh) và có độc. Được sử dụng dưới dạng uống, chu sa được coi là có tác dụng "giải nhiệt" và an thần, trấn kinh. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc để làm giảm tác động của tim mạch nhanh, trấn an và điều trị chứng mất ngủ, điều trị viêm họng và các chứng viêm lét miệng/lưỡi. Nó cũng được dùng ngoài da để điều trị một số rối loạn và nhiễm trùng ngoài da.
Thời xưa, Trung Hoa là một trong những quốc gia cực kỳ trọng thị việc xử nữ (kiểm tra trinh tiết nữ giới). Nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa, trong đó, người ta dùng chu sa để tạo ra 1 loại dung dịch màu đỏ mà người Trung Hoa bôi lên phía trên cánh tay của người con gái để đánh dấu sự trinh tiết.
Theo phương pháp này, họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái(lấy dung dịch này chấm 1 vết tròn màu đỏ lên taycách vai 1 tấc). Màu đỏ này quanh năm không phai. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì vết màu đỏ này tự nhiên biến mất.
Trân châu (Ngọc Trai): Ngọc trai (Hán-Việt: 珍珠, trân châu) là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Ngành Đông y cho rằng trân châu có vị hơi ngọt tính bình vào được kinh tâm can thận, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, xây xẩm...
Ngày nay, không còn nhiều Ngọc Trai thiên nhiên nên sử dụng ngọc trai nuôi cấy để làm thuốc nhưng chất lượng khong hề thua kém ngọc trai thiên nhiên.
- Sừng trâu (thay thế cho sừng Tê giác): thanh nhiệt, lương huyết.
Trong Đông y, sừng tê giác là một dược phẩm thông dụng và thiết yếu trong điều trị nhiều loại bệnh cấp tính và nguy kịch. Tuy nhiên, hiện tê giác đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng nên hầu như không thể có vị thuốc này. Trong nhiều bài thuốc, có thể dùng sừng trâu thay thế.
Sừng trâu (thủy ngưu giác) là dược liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn ở khắp các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Sách “Danh y biệt lục” viết: Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo”, sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (trị nhiệt độc phong cập tráng nhiệt).
Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành tại hàng loạt cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố khác của Trung Quốc, trong sừng tê giác và sừng trâu đều chứa 17 loại acid amin. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy, thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong sừng tê giác và sừng trâu cơ bản tương đồng.
Theo kết quả ứng dụng lâm sàng, sừng trâu hầu như không gây các tác dụng phụ, chỉ một số ít trường hợp xuất hiện lợm giọng, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng và một số biểu hiện khác về đường tiêu hóa.
Theo sách “Hiện đại thực dụng Trung Dược học” do Quách Lan Trung chủ biên, sừng trâu có những tác dụng dược lý sau:
- Làm mạnh tim (tăng cường sức co bóp của cơ tim), hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim.
- Giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu, cầu rút ngắn thời gian đông máu, giảm tính thông thấu của mao mạch.
- Ức chế mạnh đối với trực khuẩn cô-li (colibacillus), liên cầu khuẩn tan máu gây viêm não beta (Beta hemolytic streptococcus), bảo vệ cơ thể và chống viêm rõ ràng.
- Giảm cường độ co giật và tỷ lệ tử vong ở động vật thí nghiệm đã được tạo cơn co giật.
- Giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt.
Trong các sách về Đông dược hiện đại, sừng trâu được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt lương huyết, cùng với sinh địa hoàng, huyền sâm, mẫu đơn bì, tử thảo... Theo Đông y, sừng trâu vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết; dùng chữa ôn bệnh sốt cao, hôn mê nói nhảm, kinh phong điên cuồng (thường phối hợp với sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều), chữa các chứng xuất huyết như thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam), ban xuất huyết do huyết nhiệt (thường phối hợp với đan bì, xích thược, sinh địa).
- Hùng hoàng: sát trùng.
Hùng hoàng còn gọi là Minh hùng hoàng, Hùng tinh, Yêu hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là Khoáng thạch có sulfur asen thiên nhiên có tên là Realgar. Hiện nay ta còn phải nhập Hùng hoàng của Trung quốc, Hùng hoàng được bán với dạng to nhỏ không đều, màu vàng cam hoặc hơi hồng.
Bộ phận dùng: một thứ đá mỏ, sắc đỏ vàng, bóng sáng (Minh hùng hoàng), từng khối cứng rắn, mùi hơi khét, nếu vụn nát hoặc tán ra thì màu hồng.
Tính vị: vị đắng, tính bình hơi hàn.
Quy kinh: vào kinh Can và Vị.
Tác dụng: thuốc giải độc, sát trùng, trị tà khí. Có độc.
- Xạ hương, băng phiến: mùi thơm khai khiếu
Xạ hương: Xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L ) họ hươu xạ (Moschida). Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50 cm, dài 80 - 90cm, toàn thân màu vàng gio. Nó sống bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ để nhớ đường về.
Túi xạ ở phía bụng, khoảng 2cm trước chỗ bìu dái và trước dương vật. Hình dạng túi xạ thay đổi, khi thì hình tròn, khi thì dẹt trên phủ lông như những lông khác ở bụng con cầy hương; túi xạ có một điểm sâu, đường kính chừng 5mm, tất cả lông trông như đều hướng về điểm này.
Băng phiến dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo còn gọi là Long não hương, Phiến não, Mai hoa não, Mai phiến, Ngãi nạp hương, Ngãi phiến, Từ bi. Băng phiến được chế từ 3 nguồn:
Gỗ cây Long não hương (Dryobalanops aromatica Guaetn) thuộc họ Dầu hoặc họ Dong dực quả ( Dipterocarpaceae), chưa thấy có ở nước ta.
Cây Đại bi hay Từ bi hoặc Từ bi xanh ( Blumea balsamifera DC.) thuộc họ Cúc ( Compositae), có mọc ở nước ta.
Chế bằng phương pháp hóa học.
- Mật ong: hòa vị, điều trung.
Tất cả các thành phản thuốc ở trên đều là thuốc chữa bệnh, không có thuốc bổ, vì vậy chúng ta không nên dùng lâu ngày.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Nghiên Cứu Lâm Sàng Về An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Hiểu Đúng Về “Thần Dược” An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 1)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 2)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 3)
- Thành Phần Của Viên Chống Đột Quỵ An Cung Rùa Vàng
- An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hiệu Rùa Vàng Là Gì?