Nghiên Cứu Lâm Sàng
Thành Phần Của Viên Chống Đột Quỵ An Cung Rùa Vàng
Thành phần của viên thuốc an cung ngưu hoàng hoàn:
Hoạt chất: Ngưu Hoàng (Calculus Bovis), Cao Sừng Trâu (Pulvis Cornus Bubali Concentratus), Xạ Hương (Moschus), Trân Châu (Margarita),Chu Sa (Cinnabaris), Hùng Hoàng (Realgar), Hoàng Liên (Rhizoma Coptidis), Hoàng Cầm (Radix Scutellaria), Chi Tử (Fructus Gardeniae, Uất Kim (Radix Curcumae), Long Não (Borneun Syntheticum).
Tá dược: Mật ong vừa đủ.
Công dụng của các thành phần chính:
- Ngưu hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh là sạn ở túi mật (một phần nhỏ là sạn của ống mật và ống gan) của con Bò tót (Bos taurus domesticus Gmelin) thuộc họ Trâu bò (Bovidae).
Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì Ngưu hoàng thiên nhiên có thể là sạn mật của con trâu Bubalus bubalis L. có bệnh.
Theo tài liệu Trung Quốc thì ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Hà Bắc có loại bò cho Ngưu hoàng. Các nước khác như Nam Mỹ, có Kim sơn ngưu hoàng và Ấn Độ có ngưu hoàng.
Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng (E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.
Ngưu hoàng tổng hợp thì hiện nay ở Trung Quốc có chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên thì quanh năm đều có. Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có Ngưu hoàng lấy ra âm can nơi mát và không được có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa vì có thể làm cho Ngưu hoàng nứt vỡ đổi màu đều kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.
Theo tài liệu Trung Quốc, Ngưu hoàng có nhiều tên gọi như Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật).
Tính vị quy kinh:
Ngưu hoàng vị đắng tính mát (lương), quy kinh Can, Tâm.
Theo các sách thuốc cổ:
Sách Bản kinh: vị đắng, bình.
Sách Bản thảo mông toàn: nhập can kinh.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Nghiên Cứu Lâm Sàng Về An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Hiểu Đúng Về “Thần Dược” An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 1)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 2)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 3)
- Tìm Hiểu Các Thành Phần Thuốc Trong Viên An Cung Rùa Vàng
- An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hiệu Rùa Vàng Là Gì?